Forum thaithuan
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như

Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:22 am

Tại sao tu hoài chưa giải thoát

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Im13295892521
Bước chân vào đạo Phật, ai ai cũng mong muốn và quyết tâm tìm cho mình con đường giải thoát trong kiếp làm người này. Nhưng tại sao tu hoài mà chưa giải thoát ? Từ thời đức Phật đến nay mấy ai đã hoàn toàn giải thoát. Có bao nhiêu nguyên nhân ? chúng ta hãy cùng xem có phải do những nguyên nhân chính sau đây hay không ?
* Chưa buông xuống sạch ngoài đời.
* Còn dính mắc vào pháp tu hành.
* Dính mắc vào những thứ khác trong chùa hoặc ở nơi tu tập.
* Dính mắc vào trạng thái tâm thanh tịnh.
Chúng ta hãy đi sâu vào phân tích 4 vấn đề này:

1. Chưa buông xuống sạch ngoài đời.

Người đến với đạo Phật đều hiểu câu nói này, nhưng mấy ai buông xuống được, vì còn vướn bận gia đình, tài sản lớn nhỏ, nghề nghiệp, tình cảm, tiền bạc của cải, sự hiểu biết, tư tưởng, những dục lạc thế gian, những việc làm từ thiện ngoài xã hội… Đó là xả phần thô , xả phần vi tế là xả khi sống đời sống độc cư.

Chỉ cần buông xuống hết là đã gần như giải thoát rồi còn gì. Bạn có tin không. Đến cuối bài này bạn sẽ hiểu.

2. Còn dính mắc vào pháp tu hành.
Tại sao lại nói như vậy? Đạo Phật chỉ rõ cho chúng ta thấy chỉ cóbuông xuống sạch thì giải thoát. Vậy việc chính là buông xuống sạch, việc phụ là các pháp tu hành. Nhưng khi mọi người đến với đạo Phật thì “coi việc phụ làm việc chính”. Họ thường ôm pháp tu hành từ ngày đến đêm, từ lúc vào chùa đến lúc chết. Ví dụ như: ngồi thiền, gỏ mõ tụng kinh, niệm phật, tham công án, đọc thần chú, ôm pháp Thân Hành Niệm đi kinh hành suốt ngày, tu Định Niệm Hơi Thở gom tâm, nhiếp tâm vào đề mục nào đó, theo dõi hơi thở hay bụng phình xẹp, ngồi gò bó thân tâm khiến thân tâm bị ức chế dẫn đến tẩu hỏa nhập ma rơi vào các loại tưởng ma.

3. Dính mắc vào những thứ khác trong chùa hoặc ở nơi tu tập

Khi buông xả những phần thô ngoài đời, vào chùa chúng ta thường lại bị dính mắc pháp tu hành và những thứ linh tinh khác làm cho tâm càng chướng ngại thêm đó là: danh lợi trong chùa, tiền bạc, hơn thua, chuyện người khác, chuyện tu hành của người khác, chuyện đúng sai phải trái, chuyện tổ chức quản lý trong chùa, chuyện xây dựng, chuyện sữa chữa tu bổ chùa, làm công quả, chuyện giảng đạo (tu xong rồi tính sao), chuyện của phật tử, chuyện làm từ thiện, chuyện ăn uống, nấu nướng, v.v…

Chỉ cần chúng ta hiểu rõ chùa cũng là một nơi thử thách khác, cũng không khác gì ngoài đời, đó chỉ là một không gian thu nhỏ lại của ngoài đời thôi, cuộc sống sinh hoạt cũng giống ngoài đời chứ không phải thiên đường gì cả, cũng đầy người có tham sân si như ta cả. Việc của ta là xả tâm. Tất cả mọi cảnh vật, chuyện xảy ra trong chùa cũng là những thử thách, là những đối tượng để ta tu tập xả tâm cho sạch. Nếu ta xác định vào đó tìm đường giải thoát thì không nên dính mắc vào bất kỳ chuyện gì cả, còn những chuyện khác có ban đời sống lo. Ai làm gì mặc kệ, “chuyện ta ta tu, chuyện họ họ lo”. Tu theo đạo Phật chỉ cần buông xuống sạch tất cả, sau đó tìm một chỗ thanh tịnh, yên tĩnh để sống:

• Đời sống độc cư: là đời sống một mình trong một cái nhà nhỏ, không nói chuyện với ai để từ đó có thời gian nhìn lại tâm xả tiếp những niệm vi tế. Chỉ cần ngồi chơi tự nhiên” như người nhàn hạ, không làm gì hết, nghĩa là không cần ngồi thiền, xếp bằng, kiết già gì cả, ngồi sao cho thoải mái là được, nằm cũng được chứ sao, miễn tỉnh táo là được.

• Giữ gìn giới luật đức hạnh đến suốt đời: đó là hạnh ăn một ngày một cử, không ăn uống phi thời, ngủ ít, ngủ không phi thời, sống 3 đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng vui vẻ , sống thiểu dục tri túc 3 y một bát, giữ gìn các giới luật như 10 giới thánh đức sa di.

Do vậy, sau khi các bạn xả bỏ phần thô, hãy tìm một nơi yên tĩnh để sống đời sống độc cư, ở đâu cung cấp cho bạn một chổ như vậy thì quá là lý tưởng, vì chỉ có sống như vậy mới giải thoát hoàn toàn. Bài kinh Sống Một Mình Như Con Tê Ngưu đức Phật đã khuyên chúng ta rất rõ ràng. Chính độc cư là bí quyết của xả tâm và thiền định. Thiền viện Trúc Lâm hay chùa nào cũng được, miễn sao ở đó cung cấp cho bạn một căn nhà nhỏ để sống đời sống độc cư, một ngày một bữa ăn.

Riêng tôi biết có một tu viện tại Trảng Bàng, gọi là Tu viện Chơn Như, khi đến đó các thầy sẽ cho bạn một căn nhà nhỏ, và đầy đủ mọi thứ cần thiết tối thiểu, kể cả quần áo, bát. Bạn không cần mang theo gì cả. Xả sạch ngoài đời tất cả, chỉ mang cái thân vào thôi. Không cần mang tiền vào, vì vào đó là phải giữ gìn giới luật thứ 10 trong giới sa di “không nên cất giữ tiền bạc”. Vào đó các bạn chỉ cần sống với 3 đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng , giữ gìn 3 hạnh là ăn, ngủ và độc cư.

Vào đó các thầy sẽ dạy cho chúng ta những cách đi kinh hành để phá hôn trầm thùy miên, buồn ngủ, cách tu “Định niệm hơi thở” cho người mới để biết nhìn rõ quan sát từng tâm niệm. Sau khi thực hành thành thạo rồi thì chúng ta không cần ôm những pháp tu đó nữa, vì “chúng chỉ là vũ khí diệt giặc thôi, có giặc hôn trầm thùy miên buổn ngủ thì đem ra sử dụng, còn không thì thôi, ngồi chơi cho sướng.”

Khi sống một mình thì chúng ta đừng ôm pháp nào tu hết, sống đời sống bình thường như một người bình thường trong một căn nhà nhỏ, như đi “an dưỡng” vậy đó, đến giờ thì ăn, đến giờ thì ngủ, ngoài ra thì chỉ cần ngồi chơi xả tâm . Tâm khởi niệm nào dục hay ác pháp thì đuổi đi, niệm thiện thì làm cho sanh và tăng trưởng, niệm không thiện không ác thì kệ nó. Đuổi bằng phương pháp "Như Lý Tác Ý." Một trong những câu tác ý hữu hiệu nhất là "Tâm bất động, thanh thản an lạc và vô sự". Ngồi chơi tự nhiên như vậy, dần dần tâm sẽ ly dục ly ác pháp và trở nên bất động thanh thản an lạc và vô sự .(xin bấm vào đọc để hiểu rõ về tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự)

4. Dính mắc vào trạng thái tâm thanh tịnh.

Chính ngay khi tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự bắt đầu xuất hiện, người tu hành dễ dàng dính mắc vào các trạng thái thanh tịnh, thích nó, sợ mất, bám tâm vào nó, ngồi nhìn tâm bất động , rồi bị nó dẫn đi sai đường luôn. Do vậy chúng ta phải cẩn thận, dù là trạng thái gì, lân lân, không có niệm hay hỷ lạc nào người tu hành đều buông bỏ, không bám vào, không cố giữ lấy nó, vẫn ngồi chơi tự nhiên, vẫn quan sát tâm như trước. Càng xả tâm nhiều thì trạng thái tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự sẽ kéo dài. Kéo dài cho đến khi suốt 7 ngày 7 đêm vẫn bất động thanh thản an lạc và vô sự thì coi như tu xong.

Đó gọi là buông xả sạch không còn dính mắc vào bất kỳ cái gì hay pháp tu nào.
“Thường người ta đến đạo Phật nghĩ rằng phải tu hành mới được giải thoát, phải ôm pháp nào đó tu để được giải thoát, phải tu để có thần thông, phải nhập thiền định để có Tam Minh Lục Thông, phải niệm Phật giữ tâm không niệm để tiếp tục sang một thế giới khác tu tiếp, phải thông suốt các công án, phải có thần thông, phải ngồi thiền, phải tu pháp Thân Hành Niệm, tu pháp Định Niệm Hơi Thở, phải theo dõi hơi thở, bụng phình xẹp, hay chú tâm vào đề mục nào đó, phải học những cái gì đó cao siêu, những tư tưởng cao siêu thoát tục để ra giảng dạy, chính những tư tưởng như vậy là đã làm mất sự giải thoát rồi.”.

Đức Phật đã nói: “Đạo ta không có thời gian, đến để mà thấy”. Nghĩa là khi bước chân vào đạo Phật tu đúng, buông xả sạch thì giải thoát ngay rồi chứ đâu cần phải dụng công từ sáng đến tối, từ ngày này qua ngày khác, từ ngày đầu tiên vào chùa đến ngày chết, từ kiếp này sang kiếp khác, từ thế giới này đến thế giới khác.
Các bạn xem lại thử có giải thoát không?

• Ngồi thiền, gom tâm, nhiếp tâm, chú tâm vào đề mục, vào cơ thể, vào hơi thở, gò bó thân ngồi thiền làm cho thân tâm bị ức chế đau nhức lưng, chân, nhức đầu,… thì sao gọi là buông xả, sao gọi là giải thoát.

• Tụng kinh gỏ mỏ, niệm Phật thì mỏi miệng, mỏi tay, mõi chân, mõi lưng, đầu phải nhớ kinh, phải học kinh, làm ồn hàng xóm và những nhà xung quanh, v.v…

• Luyện đọc thần chú mỏi miệng, ùm òm ồn ào.

• v.v…

Chắc các bạn đã từng nghe những câu chuyện thời đức Phật. Sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, liền có nhiều người chứng đạo. Tại sao vậy? vì pháp Phật rất cụ thể đơn giản. Họ hiểu được chỉ cần buông xả tất cả là tâm đã giải thoát, khi họ hiểu được rồi, họ quyết đi theo Phật, sống đời sống đức hạnh như Phật thì họ đã giải thoát rồi. Họ đâu có ngồi thiền, tụng kinh, gỏ mõ, đọc thần chú để được giải thoát, Chỉ cần hiểu phải buông xả sạch là tâm đã giải thoát.
Do vậy, kính thưa các bạn, tu theo đạo Phật dễ dàng và đơn giản vậy thôi, không có cao siêu, trừu tượng, khó hiểu hay khó làm đâu. Ai tu cũng được, người già đến 80, 90 tuổi vẫn tu được. Chỉ cần có tri kiến nhân quả” , buông xuống hết là giải thoát.

“Buông xuống đi, buông xuống đi
Vạn Pháp vô thường, buông xuống đi”
Sau khi đọc bài này chúng ta đã thấy rõ con đường giải thoát không khó, nó nằm trong tầm tay của chúng ta, chúng ta hãy buông xuống hết.

Có câu hỏi làm sao biết được ngồi chơi như vậy là giải thoát?


Bạn đã buông xả hết rồi, bạn thử hỏi bạn có còn tham sân si không? Bạn đang sống với tâm không tham, không sân, không si, không mạn, không nghi. Bạn đã chặt bỏ tất cả kiết sử rồi. Tâm bạn lúc này đã dần dần từ từ bất động, thanh thản an lạc và vô sự. Đó là trạng thái của tâm niết bàn rồi còn gì, bạn đang sống với tâm niết bàn thì có chết sẽ tương ưng với Niết bàn.

Khi các bạn đọc Tứ Diệu Đế: Khổ Tập Diệt Đạo. Chân lý thứ 3 là Diệt, đức Phật đã xác định khi diệt hết tham sân si mạn nghi là Niết bàn, nghĩa là trạng thái tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là niết bàn rồi. Đức Phật đâu có nói phải nhập định, phải có tam minh, phải có thần thông mới gọi là niết bàn.

Định, Tam Minh là kết quả của đời sống đức hạnh giới luật. Giới luật đức hạnh là đối tượng để cho chúng ta tu tập, còn Định và Tam Minh là kết quả của sự buông xả sạch không còn hạt bụi nào. Chứ Định và Tam Minh không phải là đối tượng để ta tu tập.


Mọi người nhằm, thường nhắm vào Định và Tam Minh Lục Thông mà tu tập, bỏ qua Giới Luật đức hạnh cho nên tu hoài không thấy giải thoát. Tu không biết lúc nào giải thoát, cứ nghĩ phải tu nhiều đời nhiều kiếp, phải qua thế giới của các chư Phật mà tu tiếp. Những tư tưởng đó đã hại chúng ta không tìm thấy sự giải thoát trong hiện tại.

Tu mà không cần giới luật đức hạnh là tu rơi vào tưởng định, phát sinh tưởng tuệ, tưởng mình đã chứng đạo, tuệ đó cũng có tam minh ngủ thông nhưng vẫn còn tái sinh luân hồi như các vị Lạt Ma Tây Tạng, bởi vì dục và tham sân si vẫn còn, còn thì tự nhiên phải tương ưng với thế giới tham sân si của chúng ta thôi. Còn đối với đức Phật đã diệt hết tham sân si thì có muốn luân hồi cũng không được, vì có còn tham sân si đâu mà tương ưng với thế giới của chúng ta. Đức Phật chỉ có thể tương ưng với Niết bàn thôi.

Tóm lại, sự giải thoát ở ngay trước mắt các bạn, muốn giải thoát hay không là tùy ở mỗi người. Không ai ép hay khuến dụ bạn đi con đường nào. Tự mỗi người chúng ta biết phải chọn con đường nào là sáng suốt cho cuộc đời của mình.

Kính chúc tất cả các bạn buông xả sạch trong đời sống hiện tại, để được sự giải thoát ngay đúng như lời đức Phật dạy: "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy"


Được sửa bởi Admin ngày Fri Feb 24, 2012 10:20 am; sửa lần 2.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty Thầy Giải Đáp Cho Tu Sinh Về Tâm Bất Động

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:26 am

Thầy Giải Đáp Cho Tu Sinh Về Tâm Bất Động
Dưới đây là phần giải đáp của Trưởng lão đối với thắc mắc của một tu sinh, kính mong quý bạn đọc tham khảo:
Kính gửi con!
Con nói tâm con "im re" không niệm vậy sao con tê chân hoặc chuyển sang đi kinh hành.
- Biết tê chân là khởi niệm.
- Biết chuyển sang đi kinh hành là khởi niệm.
Như vậy con tu sai mà không biết.
Nếu thật sự con không còn niệm khởi thì con đã trở thành cục đá gốc cây.
Đạo Phật là đạo trí tuệ, vì vậy trước các ác pháp tâm không giận hờn phiền não, cũng như trước các dục mà tâm không bị lôi cuốn đam mê, chớ không phải không niệm.
Tịnh mà không khởi niệm là sai, là không hiểu nghĩa của niệm.
Niệm tịnh là những niệm an vui yên ổn.
Nếu con bảo tâm con không niệm sao con biết mọi vật xung quanh con.
Con hiểu sai chữ niệm, vì chữ niệm có hai nghĩa rất rõ:
- Niệm là tư duy suy nghĩ.
- Niệm là chỉ biết mọi vật đang xảy ra xung quanh con.
Vậy biết niệm nào là đúng, niệm nào là sai?
- Niệm đúng là tư duy suy nghĩ những điều thiện.
- Niệm sai là tư duy suy nghĩ những điều ác.
- Niệm là chỉ biết mọi vật xung quanh con mà không bị lôi cuốn theo mọi vật là đúng.
- Niệm là chỉ biết mọi vật xung quanh con mà bị lôi cuốn theo mọi vật là sai.
Kính thư,

Nguồn : http://chanhkien-pa.blogspot.com/2010/12/thay-giai-ap-cho-tu-sinh-ve-tam-bat-ong.html
Thầy của con
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty KIỂM TRA TRI KIẾN TU TẬP VÀ ĐÁP ÁN # 1

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:28 am

KIỂM TRA TRI KIẾN TU TẬP VÀ ĐÁP ÁN # 1
Để tránh đi sự hiểu biết sai lệch dẫn đến tình trạng tu ức chế tâm và mất thời gian tu tập. Tu viện sẽ có những bài kiểm tra thường xuyên với Tu sinh, đến khi nào mọi người đã hoàn toàn thông hiểu.

1/ Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Hãy giải thích ý nghĩa của tâm và trình bày sự tu tập của mình khi tác ý câu này?

2/ Khi tâm sanh khởi niệm thì phải làm gì? Có mấy loại niệm?
Cho ví dụ và trình bày cách tu tập trên niệm đó?

3/ Khi bị hôn trầm thì phá như thế nào? Trình bày cách phá và nêu rõ tầm quan trọng (mục đích) một trong những pháp hành dùng để đối trị?

4/ Khi ngồi chơi tâm ở đâu? Hãy nói rõ trạng thái tâm lúc đó động hay tịnh. Tịnh như thế nào là đúng, như thế nào là sai? Động như thế nào là đúng, động như thế nào là sai?

5/ Khi một người tu tập có bao nhiêu pháp để tu tập trong một thời gian nhất định (ví dụ: 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ)?

ĐÁP ÁN

1/TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ là tâm ở trạng thái NIẾT BÀN của Phật giáo, khi tâm ở trạng thái này thì không có một ác pháp nào tác động được. Muốn giữ gìn và bảo vệ chân lý này để chứng đạo thì chỉ có pháp NHƯ LÝ TÁC Ý. Khi tác ý câu này phải để tâm tự nhiên không ức chế, ý thức cũng không bám giữ câu tác ý.

2/ Khi tâm sanh khởi niệm thì phải biết PHÂN BIỆT niệm đó. Có 3 loại niệm: Niệm THIỆN, niệm ÁC và niệm KHÔNG THIỆN KHÔNG ÁC.
Ví dụ: Có niệm ÁC thì TÁC Ý đuổi đi hoặc dùng TRI KIẾN NHÂN QUẢ quán triệt.

3/ Khi bị hôn trầm thì ĐI KINH HÀNH hoặc dùng pháp THÂN HÀNH NIỆM có nghĩa là tác ý trước thân hành sau.

4/ Khi ngồi chơi tâm ở trên TỨ NIỆM XỨ, lúc đó tâm TỊNH mà ĐỘNG.
TỊNH mà ý thức khởi niệm phân biệt biết tất cả các pháp mà không phóng dật theo pháp nào là đúng.
TỊNH mà ý thức không khởi niệm là sai.
ĐỘNG mà ý thức khởi niệm phân biệt biết tất cả các pháp mà không dính mắc các pháp là đúng.
ĐỘNG mà ý thức khởi niệm phân biệt biết tất cả các pháp mà dính mắc các pháp là sai.
5/ Trong một thời tu nhất định có 4 pháp tu tập:
Định niệm hơi thở
Quán tâm vô lậu
Thân hành niệm
Tứ niệm xứ.

Nguồn lấy từ Tu Viện Chơn Như
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty Vô Ngã Ác Pháp, Hữu Ngã Thiện Pháp

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:31 am

Vô Ngã Ác Pháp, Hữu Ngã Thiện Pháp



Đời sống giải thoát luôn đi đôi với 2 chữ “Buông Xả”. Chính buông xả sẽ giúp cho thân tâm giải thoát hoàn toàn, do vậy thiền của Phật giáo gọi là thiền xả tâm.
Vậy để buông xả sạch thì phải làm gì?
Có câu “Diệt Ngã Xả Tâm”, ý của câu nói đó là chưa diệt ngã được thì không thể gọi là xả tâm được. Diệt ngã được thì mới gọi là đã xả tâm.
Vậy diệt ngã như thế nào đây?
· Muốn diệt ngã thì phải diệt những cái tham muốn của ngã, của cái tôi này. Cụ thể dễ thấy nhất là ngũ dục: Sắc, danh, lợi, ăn và ngủ,, ngoài ra cón những ham muốn khác như: thích đi mua sắm, đi du lịch, những tham muốn thỏa mãn khoái lạc cho thân tâm,…Để hiểu rõ về ly dục xin mời các bạn đọc bài “Ly Dục”


· Ngăn và diệt những ác pháp do cái tôi này làm ra. Ác pháp là ngũ triền cái: tham, sân, si, mạn, nghi và 17 kiết sử gồm: thất kiết sử, năm thượng phần kiết sử và năm hạ phần kiết sử. Để hiểu rõ thêm xin mời đọc bài "Ngũ triền cái""Kiết sử".
· Nhẫn nhục trước ý kiến, lời nói và hành động của người khác.
· Không sống theo ý của cái tôi, cái ngã, mà sống theo ý của người khác; tùy thuận theo lời nói, yêu cầu của người khác; tùy thuận theo những hành động của người khác.
· Vui vẻ với ý, lời nói và hành động của người khác; vui vẻ với sự thành công của người khác, không vì sự không đạt được tham muốn, sự hy vọng của mình mà buồn chán, ganh tỵ ghen ghén hay đố kỵ hay giận hờn người khác.
Ba đức hạnh Nhẫn nhục, Tùy thuận và Bằng lòng là 3 đức hạnh giúp cho con người sống diệt ngã. Bởi vì con người hằng ngày giao tiếp, tiếp xúc với nhau không tránh khỏi va chạm. Sự va chạm là do ai ai cũng có bản ngã, cái bản ngã đó thể hiện qua ý, lời nói hay hành động muốn chứng minh cho người khác thấy mình có hiểu biết, có kinh nghiệm, thấy mình đúng, mình giỏi, mình biết hơn người khác, mình tài hơn, mình giàu hơn, mình đẹp hơn, mình thông minh hơn, mình lanh lợi hơn, mình học giỏi hơn, mình biết nhiều hơn, mình có kinh nghiệm hơn, v.v…

Do chưa biết áp dụng 3 đức nhẫn nhục tùy thuận và bằng lòng, cho nên hằng ngày không tránh khỏi làm cho người khác buồn, giận, ghen tức qua lời nói chê bai, chỉ trích, nói xấu, nói cái sai, nói cái lỗi của người khác, v.v...


Để thông hiểu về 3 đức hạnh Nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng xin mời đọc những bài sau để dễ dàng thông suốt rõ 3 đức hạnh cao quý tuyệt vời này, chính chúng là bùa hộ mạng giúp con người vượt qua mọi chướng ngại, đồng thời đem niềm vui và hạnh phúc đến cho chính mình, cho người và muôn loài vạn vật khác.
· Bài 1
· Bài 2
· Bài 3


· Sống không keo kiệt, bủn xỉn, tham lam mà ngược lại sẵn sàng cho đi, chia sẻ tất cả những gì mình có từ của cải vật chất, tiền bạc, công sức, thời gian, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm…đó là cách để diệt ngã. Diệt ngã ở đây để xả bỏ chứ không phải để tích lũy công đức hay phước báu. Người hiểu rõ 2 chữ buông xả không cầu mong điều gì, còn cầu mong có phước báu thì chắc chắn sẽ tái sanh luân hồi, bởi vì khi muốn có phước báu thì chắc phải có kiếp sau để hưởng thụ phước báu. Do vậy chúng ta nên coi thường những phước báu hữu lậu này. Cụ thể xin mời các bạn đọc bài “Đức bố thí”, “Đức chia sẻ”, “Phước hữu lậu và vô lậu
· Sống với chánh tín, không mê tín, không tin có thế giới siêu hình, không làm những điều mà ý thức không hiểu được. Tu theo đạo Phật là tu bằng ý thức chứ không bằng tưởng thức. Do vậy đức Phật có nói: “Nếu những gì ta nói mà các ngươi không hiểu được, là có sự nói dối trong ta”. Xin mời các bạn đọc những bài viết trong chương mục “Thế giới siêu hình” và “Mê tín”.

. Ngoài những điều trên, không kém quan trọng và khó thấy nhất đó là những hiểu biết. Giả sử một người còn chấp vào những hiểu biết, kiến thức, tri kiến là của mình, thì chắc chắn là còn ngã. Do chấp vào sự hiểu biết, kiến thức là của mình cho nên thường nhận xét, chê bai, nói xấu, chỉ trích, đánh giá, bình luận người khác, thích nói ra sự hiểu biết của mình, dạy đời người khác, muốn người khác tin vào những điều mình nói và vi tế hơn là thích trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, đi học, đi làm,v.v... Người tu sĩ muốn diệt ngã sạch phải hiểu rõ điều này và từ bỏ những hiểu biết, sống một đời sống xả sạch không còn hột cát nào, thì may ra mới giải thoát, không còn tái sanh nữa. Bởi vì còn dính mắc vào những nghề nghiệp, những hiểu biết thì chắc sẽ còn tương ưng với thế giới này. Tại sao vậy? Vì chỉ có thế gian này mới có những hiểu biết như vậy, những nghề nghiệp như vậy.


Trong bài kinh “Tứ Chánh Cần”, Đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện”

Chỉ cần chúng ta hằng ngày sống luôn quét sạch từ bỏ những dục vọng ham muốn, xa lìa những điều bất thiện, điều ác, thì chính là chúng ta đang diệt ngã, có diệt ngã được rồi thì mới gọi là xả tâm hay còn gọi là buông xả. Chưa biết sống ly dục, ly ác pháp, nhẫn nhục tùy thuận và bằng lòng thì không thể gọi là diệt ngã hay buông xả được. Còn sống trong dục và ác pháp thì chúng ta còn làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài vạn vật khác.

Sống được như vậy thì gọi là VÔ NGÃ ÁC PHÁP.

Đức Phật dạy con người sống HỮU NGÃ THIỆN PHÁP, đó là sống giữ gìn ngũ giới, thập thiện, 10 giới thánh đức Sa Di, v.v… đúng như câu “Sanh thiện tăng trưởng thiện pháp


Thiện pháp không bao giờ rời 2 chữ “thương yêu”. Có lòng thương yêu thì chúng ta mới có thể sống trọn vẹn được thiện pháp. Do vậy những giới luật của đức Phật dạy chính là những đạo đức, đức hạnh để con người chúng ta sống mang niềm vui và hạnh phúc đến cho chính mình, mọi người và muôn loài vật khác. Khi có đức hiếu sinh thì đời sống của con người được đa dạng hóa bằng nhiều đức hạnh khác nhau, cụ thể xin mời các bạn đọc bài “Chuyển đổi nhân quả

“Vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp” rất quan trọng. Khi chúng ta bỏ xuống một dục và ác pháp, đồng thời chính là lúc chúng ta làm sanh ra và tăng trưởng thiện pháp. Do vậy “Vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp” luôn đi đôi với nhau, có cái trước mới có cái sau, có cái sau nghĩa là không có cái trước.

Khi gặp chướng ngại chúng ta siêng năng nhắc trong đầu rằng:
“Hãy nhẫn một việc khó nhẫn, hãy làm một việc khó làm”
“Hãy sống tùy thuận với người để người vui và mình vui”
“Luôn sống vui vẻ bằng lòng chấp nhận mọi việc đến với mình”

Chính những câu này sẽ giúp chúng ta cách sống diệt ngã, đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình và người ngay tức khắc.

Ngoài ra để sống trọn vẹn đời sống ly dục và ác pháp, thì chúng ta nên chú trọng thêm những đức hạnh sau:

· Luôn sống thương yêu và tha thứ.
· Luôn nhìn lỗi mình không nhìn lỗi người.
· Luôn sống cung kính và tôn trọng tất cả mọi người và muôn loài vật.
· Luôn nói những lời nói ái ngữ thương yêu.
· Cộng thêm tất cả những đức hạnh khác. Đức hạnh là những hành động đạo đức không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sinh, nghĩa là những hành động đạo đức đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và muôn loài vạn vật khác. Đó là tiêu chuẩn của đạo đức nhân bản nhân quả.



Tóm lại vô ngã ác pháp, hữu ngã thiện pháp luôn đi đôi với nhau, buông xuống một ác pháp là lúc tăng trưởng một thiện pháp; làm một thiện pháp là đã diệt đi một ác pháp.



Đời sống buông xả không chỉ có bấy nhiêu, khi muốn được giải thoát hoàn toàn, làm chủ sanh tử luân hồi trong kiếp sống này, chúng ta phải đi thêm bước nữa đó là chuyển từ đời sống cư sĩ sang đời sống của người tu sĩ: “Cắt ái ly gia, từ bỏ gia đình, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống đời sống ba y một bát”. Mời các bạn đọc tiếp bài “Trách Nhiệm”.


Điều quan trọng nhất còn lại là sống đời sống độc cư. Đó chính là bí quyết thành công của thiền định và xả tâm. Thiếu hạnh độc cư thì không bao giờ xả tâm trọn vẹn được. Để hiểu rõ về hạnh độc cư, mời các bạn đọc quyển sách "Sống một mình như con Tê Ngưu"

Có được đời sống trọn vẹn toàn thiện thì tâm sẽ tự nhiên bất động thanh thản an lạc và vô sự. Trạng thái đó của tâm gọi là Niết Bàn – chân lý thứ 3 trong Tứ Diệu Đế.




Được sửa bởi Admin ngày Sat Feb 25, 2012 7:11 am; sửa lần 1.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty NGỒI THIỀN ĐÚNG

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:37 am

NGỒI THIỀN ĐÚNG



NGỒI CHƠI TỰ NHIÊN

Ngồi chơi, ngồi chơi, ngồi chơi, ngồi chơi, ngồi chơi….. và ngồi chơi. Hãy luôn nhắc 4 chữ này "ngồi chơi tự nhiên" mỗi khi ngồi thiền. Xin đừng quên câu này.


Ai ai cũng hiểu được 4 chữ “ngồi chơi tự nhiên”, nói ra là hiểu ngay, nhưng khi bắt đầu ngồi tu tập xả tâm liền lạc ngay, hoặc chú trọng vào ngồi thiền, hoặc ngồi nhắm mắt lim dim, hoặc ngồi chú tâm, gom tâm hoặc nhiếp tâm vào thân, tâm, hơi thở hay đối tượng nào đó, chứ không bao giờ ngồi chơi tự nhiên như người nhàn hạ hoặc như một người bình thường chưa từng biết tu tập gì cả. Ngồi theo những cách ở trên sẽ dẫn cho người tu lạc vào thế giới của ngồi thiền, không phải là ngồi thiền xả tâm của đạo Phật Thích Ca.


Ngồi thiền của đức Phật Thích Ca là ngồi xả tâm. Ngồi xả tâm là ngồi chơi tự nhiên, không có nhiếp tâm vào bất kỳ đề mục, hay thân tâm nào cả. Ngồi chơi tự nhiên là ngồi chơi bình thường như một người chưa biết ngồi thiền.



Ngồi chơi tự nhiên con người rất sáng suốt và ít bị hôn trầm thùy miên.


Tu theo đạo Phật là tu xả tâm, có niệm ác thì đuổi và diệt, có niệm thiện thì làm cho sanh và tăng trưởng là đủ rồi. Còn khi tâm bất động thì kệ nó, cứ tiếp tục ngồi chơi, vừa tỉnh táo, tỉnh giác như một người bình thường mà không bị mờ ảo hay mê tưởng gì cả.


Cái chính của tu theo đạo Phật là khi tu xả tâm phải giống một người bình thường ngồi chơi, chứ không phải ngồi thiền lim dim như con cốc. Người tu theo đạo Phật rất muốn nhập định và các trạng thái hỷ lạc, lân lân,..., chính điều này đã và đang hại bao nhiêu người tu theo đạo Phật và ngồi thiền. Bởi vì người có ý muốn nhập định rất thích ngồi để thân tâm an lạc, chỉ cần thấy có cảm giác này người tu liền bám theo và bị trạng thái đó dẫn dắt vào đường tà mà không hay biết, lâu ngày thành thói quen khó dứt bỏ và tự cho là mình đã tu nhập định.


Ngồi chơi tự nhiên là:

  • Ngồi chơi không nhắm mắt, không lim dim, phải mở mắt như một người bình thường, không nhìn chăm chăm vào bất kỳ điểm nào hay vật nào.
  • Ngồi ngay thẳng, giữ cổ ngay thẳng, không gật lên gật xuống như gà mổ thóc, không ngữa đầu ra sau và cũng đừng ngồi quá ngay thẳng, ưỡn ngực, chỉ ngay thẳng như một người bình thường không dụng công, dụng cơ gì cả,
  • Lưng thẳng không được khòm, khi khòm lưng rất dễ rơi vào trạng thái ngủ hoặc tưởng, khi thấy lưng hơi khòm thì liền nhắc tâm là “thân phải thẳng lưng lên”.
  • Hai tay tự nhiên không nhất thiết phải để vào nhau hay chạm vào nhau.
  • Không nhất thiết phải ngồi kiết già, bán già, ngồi kiểu nào cũng được, dựa ghế, dựa tường, thẳng chân, co chân,...Vì mục đích của người tu là xả tâm, chứ không phải gò bó thân tâm.



Ngồi sai sẽ dẫn đến các trạng thái tưởng khác nhau xuất hiện.

  • Về thân: cơ thể co dựt, chân tay động, nhúc nhích, cơ thể cọ quậy không yên, người xoay qua xoay lại, đầu gật lên gật xuống, hay xoay tròn, xuay trái xoay phải, gân nhúc nhích giựt giựt, thân lắc lắc…Khi thầy hiện tượng thân bất thường thì bỏ ngay không tu tập tư thế đó nữa, đứng lên xả ra.
  • Về sắc: mắt có thể thấy những hình ảnh lạ như ánh sáng, Phật, Chúa, ai đó, nhìn gạch dưới đất sẽ thấy các vân gạch tạo thành hình người hay hình thú, …
  • Về thinh: tai nghe như có ai nói, tiếng âm thanh từ xa vọng đến, tiếng giảng kinh, tiếng của Phật, Chúa, …
  • Về hương: mũi ngữi được mùi thơm đặc biệt,…
  • Về vị: lưỡi cảm giác vị ngọt, đắng, chua, cay,…mặc dù không có ăn gì.
  • Về pháp: tuệ tưởng xuất hiện, tư duy sâu lời kinh Phật, Chúa rồi tưởng rằng mình đã hiểu lời Phật, Chúa dạy rồi tự cho mình đã chứng đạo.



Khi rơi vào các trạng thái đó thì biết rằng cách ngồi của mình không đúng, ý thức đã chìm, tưởng thức đã hoạt động, do vậy phải ngồi ngay thẳng lên, nhắc trong đầu: “thân phải bình thường”, “các tưởng cút đi” hoặc “thân phải ngồi thẳng lên”, v.v... tùy theo trạng thái xấu nào mà mình gặp liền nhắc tên của chúng để đuổi đi. Hoặc đứng lên đi kinh hành để xả bỏ những trạng thái mê mờ ảo tưởng đó.


Khi hiểu rõ 4 chữ “ngồi chơi tự nhiên” thì sẽ không còn lạc vào các trạng thái tà ma đó, do vậy 4 chữ “ngồi chơi tự nhiên” nghe đơn giản nhưng rất quan trọng cực kỳ.

Ngồi chơi tự nhiên xả tâm nên chọn sống một mình ở một nơi thanh vắng gọi là sống độc cư. Chỉ có sống độc cư thì mới có thể xả tâm trọn vẹn.


Khi ngồi thiền ai ai lúc đầu cũng thấy trong đầu xuất hiện hằng trăm ngàn niệm khởi lên, kéo người ngồi làm cái gì đó, nhớ cái gì đó trong quá khứ, hoặc ước muốn điều gì đó xảy ra trong tương lai,... Ví dụ như:

  • Nhớ hôm trước đi ăn ở nhà hàng Nhật Bản, gặp ai đó.
  • Nhớ đến tài sản tiền bạc của cải cần phải làm...
  • Nhớ đến người thân, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái, bạn bè, người tình cũ,...
  • Nhớ đến những việc xô sát cãi cọ, giận nhau trong quá khứ,...
  • Nhớ đến những lời nói của ai đó làm mình giận, khó chịu,...
  • Nhớ đến những việc thiện đã làm,....
  • Nhớ đến những việc làm đã xảy ra trong ngày hay những ngày gần đây,...
  • Mong muốn chuyện gì đó trong tương lai xảy ra hoặc hy vọng điều gì đó đến,...
  • v.v....
Có rất nhiều tâm niệm, chính những tâm niệm đó sẽ lôi người tu rời khỏi nơi tu hành, phá hạnh độc cư và trở về đời sống thường hằng, nghĩa là đời sống thế gian đầy dục lạc và ác pháp.


Do biết được quá trình sống độc cư là ngồi chơi tự nhiên, quan sát tâm, hiểu rõ chúng, và không để bị chúng lôi kéo ra khỏi chỗ ngồi. Khi thân tâm không chạy theo những tâm niệm dục và ác pháp thì tâm đã từ từ ly dục và ly ác pháp. Những tâm niệm sẽ thưa dần và biến mất. Chỉ còn lại một tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Đó chính là mục đích của đạo Phật, là tâm niết bàn.


Khi ngồi xả tâm, mỗi mỗi tâm niệm xuất hiện, chúng ta đều phải "hiểu rõ" chúng. Hiểu rõ chúng có nguồn gốc là tham sân si, hiểu rõ chúng mang đến đau khổ và nguy hiểm, hiểu rõ chúng mang đau khổ đến cho mình, cho người hoặc cho muôn loài vạn vật như thế nào. Ngoài ra còn phải có hiểu biết nhân quả hay còn gọi là "Tri kiến nhân quả". Sau khi hiểu rõ chúng ta dùng phương pháp "Như Lý Tác Ý" đuổi những tâm niệm dục và ác đó đi. Cứ như thế mỗi tâm niệm cần phải thông hiểu chúng và dùng phương pháp "tác ý" đuổi đi thì có ngày sẽ nhận ra những tâm niệm đó thưa dần rồi mất hẳn. Đó là sự thành công tuyệt vời trong đại thành công của người tu theo đạo Phật. Một trong những câu Như Lý Tác Ý tuyệt vời nhất là: "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự"


Sau khi hiểu rõ quá trình tổng quát của việc ngồi xả tâm, chúng ta nhận thấy rằng ngồi thiền theo đạo Phật là ngồi thiền xả tâm, có niệm thì đuổi, còn không niệm thì cứ ngồi chơi tự nhiên bình thường tỉnh táo không làm gì cả. Không nên nhiếp tâm, lim dim hay tập trung chú tâm vào bất kỳ đề mục, thân tâm, hay trạng thái nào cả.

Chỉ cần không ngồi tự nhiên là đã đi xa muôn vạn dặm rồi, một cái sai nhỏ này đã dẫn người tu thiền đi lạc vào thiền tưởng, bởi vì người đó đang tưởng mình đang rơi vào trạng thái nào đó, đang nhập định, đang ở trạng thái hỷ lạc của các tầng thiền, v.v... Xin hãy quay lại ngồi chơi tự nhiên xả tâm như một người bình thường thì các bạn sẽ thấy thân tâm sáng suốt, không còn hôn trầm thùy miên buồn ngủ nữa. Ngồi như vậy được 7 ngày 7 đêm thì các bạn đã biết rằng: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong. Sau đời này không còn đời nào nữa, đây là đời sống cuối cùng"


Xin mời đọc thêm 5 bài này để biết rõ về cách tu tâm bất động:
- Bài 1: Dẫn Tâm Vào Đạo
- Bài 2: Thầy Giải Đáp Cho Tu Sinh Về Tâm Bất Động
- Bài 3: Kiểm Tra Tri Kiến Tu Tập và Đáp Án
- Bài 4: Tâm Bất Động - (Không ngồi nhìn tâm bất động)
- Bài 5: Vấn Đạo: Tu tập tâm bất động.


Được sửa bởi Admin ngày Fri Feb 24, 2012 10:42 am; sửa lần 1.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty ĐỨC NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN VÀ BẰNG LÒNG

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:38 am

ĐỨC NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN VÀ BẰNG LÒNG



ĐỨC NHẪN NHỤC

Trước tiên một người muốn tu theo Phật giáo còn trong chiếc áo người cư sĩ thì hằng ngày phải tu tập đức hạnh nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Muốn sống đạo đức như vậy thì nên lấy năm đức của Phật giáo mà làm nền tảng cho sự sống:


1- Đức Hiếu Sinh
2- Đức Ly Tham
3- Đức Chung Thủy
4- Đức Thành Thật
5- Đức Minh Mẩn


Khi muốn sống đúng được năm đức hạnh này thì phải học tập để biết cách sống với mọi người bằng sự thể hiện đức hạnh NHẪN NHỤC. Bởi vì trong cuộc sống thường chung đụng với mọi người nên có nhiều ác pháp xảy ra. Ác pháp xảy ra thường mang đến sự khổ đau cho loài người.


Muốn ngăn chặn những sự đau khổ này thì phải diệt trừ ác pháp. Ác pháp đầu tiên thì chỉ có đức hạnh NHẪN NHỤC mới dẹp trừ được mà thôi. Khi ác pháp được dẹp trừ thì trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta mới có sự bình an, yên vui.


Trong cuộc sống dù gặp muôn vàn ác pháp như thế nào thì đức hạnh NHẪN NHỤC sẽ giúp cho quý vị thoát ra mọi nỗi khổ đau. Vì vậy hạnh nhẫn là hàng đầu trong sự tu tập theo Phật giáo, nó là phong cách sống cao thượng hơn mọi người, quý vị cần nên nhớ điều đó.


Người sống với đức nhẫn nhục là sống không làm khổ mình, khổ người, quý vị có thấy điều này không? Ai sống được với đức nhẫn nhục là nâng cao sự sống của mình ngang hàng với những Thánh nhân. Bởi vậy muốn làm Thánh mà không sống được với đức nhẫn nhục thì không thể làm Thánh được. Những bậc Thánh hơn người là những người biết sống với đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng.


Trong cuộc sống này nếu ai biết sống nhẫn nhục là người biết sống đem lại sự an vui cho mình và mọi người. Vì đức hạnh nhẫn nhục luôn luôn không làm khổ mình khổ người.
Sống hạnh nhẫn nhục như thế nào?


1- Người ta chửi mình, mình không nên chửi lại. Đó là hạnh nhẫn nhục.
2- Người ta đánh mình, mình không nên đánh lại. Đó là hạnh nhẫn nhục.
3- Người ta nói dối không thật nhưng mình không nên chỉnh sửa sai những điều đó, vì chỉnh sửa sai những điều đó người ta sẽ xấu hổ sinh thù oán.
4- Người ta nói nặng lời với mình, những lời nói thô lỗ mình không nên nặng lời và dùng những lời nói thô lỗ với họ. Vì dùng những lời nói qua lại như vậy chẳng khác nào như chửi mắng nhau. Đó không phải là đức hạnh nhẫn nhục.
5- Người ta nói xấu mình nhưng mình không nói xấu lại. Đó là dức hạnh nhẫn nhục.
6- Người ta hay tranh luận hơn thua với mình thì mình nên tránh không nên tranh luận hơn thua với họ, vì tranh luận hơn thua như vậy là thiếu đức nhẫn nhục.
7- Người nói đúng nói sai mình chỉ biết làm thinh không nói đúng sai, nói phải, nói trái mặc dù chúng ta biết rất rõ đúng sai phải trái nhưng không phê phán ai cả. Đó là hạnh nhẫn nhục.
8- Người ta cho mình ăn cái gì thì mình ăn cái nấy không chê dỡ hay khen ngon. Đó là hạnh nhẫn nhục.


ĐỨC TÙY THUẬN

Bản thân sống ở đời ai cũng biết tùy thuận lẫn nhau thì làm sao có sự bực mình, tức giận, buồn phiền, khổ đau v.v.. Gia đình vợ chồng không biết tùy thuận lẫn nhau thì không tránh cơm không lành, canh không ngọt, lúc nào cũng sống trong cảnh bất an. Xã hội mọi người biết tùy thuận nhau thì không tranh đua hơn thiệt, cao thấp, không so đo giàu nghèo, sang hèn thì không bao giờ có xung đột và chiến tranh thì xã hội sẽ có trật tự, an ninh.


Đức hạnh TÙY THUẬN là một đức hạnh giúp cho loài người sống bình an yên vui. Vì thế, nó có một giá trị rất lớn cho đời sống con người cùng sống chung nhau trên hành tinh này.


Dùng danh từ TÙY THUẬN thì người ta hiểu nghĩa một cách lờ mờ, không sâu sắc bằng chúng ta đưa ra những hành động cụ thể tùy thuận như:


1- Kinh sách Đại Thừa dạy cúng bái cầu siêu, cầu an. Vậy mình cũng nên TÙY THUẬN tụng niệm cầu siêu, cần an để quý thầy Đại Thừa khỏi nghi ngờ, nhưng mình sẽ dùng pháp ly dục ly bất thiện pháp tu tập thì có ai biết đâu.
2- Mình TÙY THUẬN ngồi thiền như các thầy bên Thiền Đông Độ, nhưng mình cứ tu theo pháp môn của Phật dạy ly dục ly ác pháp thì có ai biết đâu.
3- TÙY THUẬN nhưng không bị lôi vào ác pháp. Có một người bạn mời chúng ta đến ăn giỗ, chúng ta sẵn sàng đến. Trong bữa ăn dọn lên toàn là thực phẩm thịt cá, mọi người đều cầm đũa ăn ngon lành, chúng ta cũng vậy nhưng lại toàn ăn rau cải chớ không hề ăn một miếng thịt nào cả. Đó là trong khi chúng ta TÙY THUẬN với bạn bè nhưng họ không, còn mình là người giữ gìn đức HIẾU SINH.
4- Người sống với đức hạnh TÙY THUẬN là người biết sống hòa hợp với mọi người mà không làm khổ mình khổ người.
5- Đức hạnh TÙY THUẬN là một hành động sống đạo đức trong muôn ngàn hành động sống đạo đức khác không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sinh.
6- Ai sống biết TÙY THUẬN là biết đem lại sự an vui cho mình cho người trong cuộc sống.
7- Người biết sống trong gia đình cũng như ngoài xã hội đều phải lấy đức TÙY THUẬN mà sống thì gia đình trong ấm ngoài êm, còn xã hội thì có trật tự an ninh.
8- Trong xã hội mọi người ai cũng biết sống TÙY THUẬN thì xã hội ấy là thiên đàng.
9- Người biết sống TÙY THUẬN là người luôn luôn có nụ cười trên môi, tâm hồn họ lúc nào thanh thản, an lạc và thường hoan hỷ với mọi người.
10- Người biết sống TÙY THUẬN là người ít bệnh tật tai nạn, cuộc sống thường được an vui hạnh phúc.
11- Bởi vậy đức TÙY THUẬN là một đức hạnh cao thượng đối với mình với người không bao giờ làm khổ ai.

ĐỨC BẰNG LÒNG

BẰNG LÒNG là một đức hạnh xả tâm cao nhất trong Phật giáo, vì có BẰNG LÒNG tâm mới có an vui. Bằng lòng tức là vui lòng chứ không phải bằng mặt nghĩa là vui lòng trước mặt mà sau lưng thì không vui. BẰNG LÒNG ở đây là vui lòng chấp nhận mọi ý kiến và việc làm của người khác không có chút gì còn chướng ngại trong lòng. Bằng lòng tức là chấp nhận và vui vẻ.


Một người luôn luôn giữ gìn được tâm BẰNG LÒNG thì người ấy sống không còn chút gì đau khổ trong lòng. Cho nên cuộc sống chung đụng với mọi người mà người biết sống với đức hạnh BẰNG LÒNG thì người ấy không còn bị những ác pháp làm đau khổ, không còn bị các chướng ngại pháp làm khổ đau.


Tóm lại trong xã hội loài người mà mọi người, ai ai cũng đều biết sống đối xử với nhau bằng những hành động thân, miệng, ý luôn luôn thể hiện đức hạnh: NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN và BẰNG LÒNG thì thế gian này yên vui và hạnh phúc biết bao!!!


Thấy biết rõ ba đức hạnh NHẪN NHỤC, TÙY THUẬN va BẰNG LÒNG này sẽ đem lại sự lợi ích rất lớn cho loài người. Cho nên chúng tôi thường ước nguyện sao cho mọi người, thấu hiểu sự sống của mọi người rất quý báu vô cùng, ước mong mọi người hãy vì sự sống chung nhau trên hành tinh này mà diệt trừ lòng ích kỷ nhỏ hẹp của mình để sống vì mọi người, sống vì mọi người không phải là lời nói suông mà bằng cả hành động.


Sống vì mọi người là sống vì sự sống của mình và của những người khác để cùng nhau xây dựng một xã hội bình an, yên ổn bằng tình thương cho nhau chân thật. Ba đức hạnh này là ba đức hạnh của người tại gia, xin quý vị cố ghi khắc trong tim, vì những lời dạy này là để cho những người tại gia có một lối sống cao thượng, sống vì yêu thương mình và mọi người.


Đạo Phật là một tôn giáo dạy đạo đức cho con người, sống như thế nào để được bình an, yên vui và hạnh phúc, chớ không phải dạy thần thông biến hóa tàng hình kêu mưa, gọi gió v.v.. mà cũng không phải dạy cầu cúng, tụng kinh, niệm chú hoặc niệm Phật cầu tha lực. Cho nên mục đích của đạo Phật ra đời là dạy cho con người sống sao cho xứng đáng làm con người, nhất là những người còn sống tại gia đình, phải đối xử với ông bà, cha mẹ, cô bác, anh chị em v.v.. như thế nào để không làm khổ mình khổ người và chúng sinh. Tức là phải biết đem sự sống đạo đức hòa hợp cùng mọi người, phải biết nhẫn nhục, tuỳ thuận và bằng lòng trong mọi nghịch cảnh.


Còn riêng phần người xuất gia thì hãy xem phần tiếp nối dạy sau đây chúng tôi sẽ giảng dạy từng pháp môn tu tập oai nghi chánh hạnh trong giai đoạn mới bắt đầu từ người tại gia ra khỏi nhà thế tục để rồi trở thành người xuất gia. Bởi vậy bắt đầu vào chùa trước khi xin xuất gia thì phải tu học pháp nào trước, pháp nào sau. Trong khi đó phải được một vị thầy tu chứng đạo hướng dẫn và phải cố gắng siêng năng lần lượt tu tập.


Tu tập phải đạt kết quả ở pháp này xong thì mới tu tập ở pháp khác, nếu chưa có kết quả thì tu tập chừng nào có kết quả rồi mới tu tập pháp môn cao hơn. Về giới luật cũng vậy, khi giới luật đức hạnh này giữ trọn vẹn thì mới giữ gìn giới luật đức hạnh khác, chứ không phải ôm đồm tất cả giới luật mà giới nào cũng vi phạm. Pháp tu tập cũng vậy, pháp nào phải tu cho xong pháp nấy chớ không phải pháp nào cũng tu tập. Pháp nào cũng tu tập là tu tập chung chung. Tu như vậy chẳng có kết quả gì rất uổng công tu tập mà còn phí thời gian vô ích.



(trích từ sách "Phật Giáo Có Đường Lối riêng" tại đây)
Đức nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng có thể đọc tiếp tại đây.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty LY BẤT THIỆN PHÁP

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:40 am

LY BẤT THIỆN PHÁP


Ly là lìa xa, rời xa. Bất thiện pháp là tham, sân, si, mạn, nghi, những thói quen, tật xấu, những điều suy nghĩ, những lời nói, những hành động làm cho mình khổ, người khác khổ. Bất thiện pháp còn gọi là pháp ác, pháp hung dữ, pháp làm khổ đau. Vậy, muốn lìa xa pháp ác thì quý phật tử phải rèn luyện, tu tập ba đức:

1. NHẪN NHỤC.
2. TÙY THUẬN.
3. BẰNG LÒNG.

Các con nên lưu ý ba đức giải thoát này là để lìa xa các pháp ác, rất là khó tu:

- Nếu không biết tu đúng cách thì sẽ hoài công, vô ích.
- Không đủ nghị lực, bền chí, gan dạ, kiên trì, thì cũng bỏ cuộc tu hành giữa đường.
- Nếu không cầu xin pháp chỉ thẳng, đập thẳng mạnh mẽ của thiện hữu tri thức thì cũng khó mà tu được ba đức ba hành này vững vàng. Ba đức ba hạnh này là cốt tủy của giới luật để thực hiện tâm ly dục ly ác pháp, nếu phật tử xem thường ba đức ba hạnh này thì con đường tu tập tới đây dù tu tập bao lâu cũng không có kết quả.

1- NHẪN NHỤC:

Thầy thường nhắn nhủ với quý phật tử cũng như đức Phật ngày xưa đã dạy: “Nhẫn một việc khó nhẫn, làm một việc khó làm”. Đó là nhắc nhở quý phật tử ly dục, ly bất thiện pháp để nhập vào thiền định. Đây là một việc tu tập khó khăn vô cùng, chứ không phải ngồi tréo chân hít thở hoặc giữ tâm không vọng tưởng là thiền định. Nguyễn Thái Học đã nói: “Đường đi không khó vì ngăn sống cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” đường đi không khó mà khó vì người không biết đường. Quý phật tử cũng vậy, khi tu không biết cách tu mà tu theo kiến giải của các nhà học giả Đại thừa, thì đó là đường đi khó (vì chưa biết đường). Cố gắng đi mà đường đi không thu ngắn lại, chỉ đi lòng vòng, không có lối ra, như con kiến bò trên miệng lu. Khi đã biết đường, thì dù cho khó đến đâu, chúng ta cũng đi đến đích, chỉ cần có ý chí là thành tựu. Cũng như quý phật tử đã biết pháp tu thì mỗi bước đi sẽ thu ngắn quãng đường. Trước khi bắt tay vào việc tu tập cụ thể ở phần II của Giai- đoạn I này, tức là Ly Ác Pháp thì quý vị phải tu tập dứt điểm ở phần I là Ly Dục hay ít ra quý vị cũng phải sống đúng giới luật thấy những lỗi nhỏ nhặt đáng sợ, thấy lỗi mình không thấy lỗi người. Quý phật tử phải hoàn thành tâm mình Ly Dục, nghĩa là hoàn toàn Ly Chấp Ngã.

Người chưa ly dục hoàn toàn mà vội ly ác pháp là một hành động điên rồ, tu tập như vậy là ức chế tâm, là nén tâm, chịu đựng, an phận. Cũng ví như người sống phạm giới phá giới mà ngồi thiền nhập định thì chẳng có ích lợi gì.

Nếu người đang sống trong cảnh dục lạc thế gian, tâm chưa ly dục mà theo học hỏi những thiện pháp trong kinh sách thì chỉ mới gieo chủng tử ly dục, ly ác pháp của đạo giải thoát mà thôi. Không phải sự học hỏi, sự hiểu biết đó là ly dục, ly bất thiện pháp được mà còn phải tu tập nhiều nữa.

Nếu tâm chưa ly dục mà học hỏi kinh sách để tích lũy giáo pháp giải thoát của Đạo Phật thì người này chỉ nuôi lớn bản ngã ác pháp, chứ không ly dục, ly ác pháp được chút nào.

Nếu một người tâm chưa sống ly dục, mà thường học hỏi những thiện pháp trong kinh sách để làm kiến giải riêng của mình, rồi dùng đó xả ly ác pháp và tâm ham muốn của mình, thì không bao giờ ly dục, ly ác pháp được, mà đó chỉ là lối tu tập đè nén tâm mình, hoặc tránh né tâm mình, hoặc trốn chạy tâm ham muốn và ác pháp mà thôi.

Người nào đang sống trong dục lạc thế gian mà tu Thiền Định thì chẳng bao giờ nhập được định cả. Nếu có nhập được thì cũng chỉ rơi vào tà thiền, tà định, định tưởng mà thôi.

Nếu một người còn sống trong dục lạc mà tu đức nhẫn nhục, thì chẳng nhẫn nhục được gì, mà ngược lại, đó là lối tu tập nén tâm, ức chế tâm, làm cho tâm thêm đau khổ và thần kinh bị hưng phấn.

Nếu một người dùng hình thức bề ngoài để ly dục, mà trong tâm không ly dục, vội tu đức nhẫn nhục, cũng chẳng tu nhẫn nhục được gì. Trái lại tâm hồn còn thêm đau khổ. Giống như quý phật tử đã từng nói sự tu hành xả tâm phải “Bằng máu và nước mắt”. Đó là sự tu sai, do nén tâm chịu đựng nên mới thấy sự khổ đau như vậy, chứ tu đúng thì tâm bất động, dù bất cứ pháp ác nào cũng không làm nó động tâm được.

Nên nhớ, ly dục là lìa xa cái tâm ham muốn, chớ không phải ly vật dụng, vật chất. Một người sống ở rừng núi không có vật dụng gì, như loài khỉ, vượn, người này ly vật dụng, chớ không ly tâm dục. Loài động vật cũng vậy, ly vật dụng, chứ không phải ly tâm dục của nó.

Người nghèo không có vật tùy thân, không phải là người ly dục. Người có đầy đủ vật chất trên thế gian mà không dính mắc vào những vật chất ấy, người ấy ly dục!
Người ăn thực phẩm dở mà không đòi thực phẩm ngon, không thích ngon, không chê dở, đó là người ly dục.
Người ăn thực phẩm ngon mà không đòi ăn thực phẩm dở, đó là người ly dục.
Người ăn thực phẩm dở mà đòi ăn thực phẩm ngon là người không ly dục. Ngược lại cũng vậy.
Người không thèm ăn thực phẩm này, thực phẩm khác là người ly dục.
Người còn thèm ăn thực phẩm này, thực phẩm khác là người chưa ly dục.
Ở cảnh động mà không đòi ở cảnh tịnh, là người ly dục.
Ở cảnh động mà đòi ở cảnh tịnh là người chưa ly dục.
Người mặc áo đạo, xuất gia tu hành mà tâm còn ham muốn cảnh thế gian là người chưa ly dục.
Người xuất gia tu hành mà tâm còn làm những chuyện cầu danh ở thế gian là người chưa ly dục.
Ở cảnh động, cảnh chướng tai gai mắt mà không bị động, không thấy chướng tai gai mắt là người ly dục.
Người nào luôn giữ tâm thanh thản là người ly dục.
Người nào luôn giữ tâm vô sự là người ly dục.
Người nào tâm không phóng dật là người ly dục.
Người nào tâm chưa vô sự là người chưa ly dục.
Người nào không giữ tâm thanh thản, tâm hay sanh chuyện này, chuyện kia, là người chưa ly dục.
Người thấy người khác có áo mới mà đòi hỏi áo mới là người chưa ly dục.
Người thấy người khác có áo mới mà không đòi áo mới là người sống an phận thủ thường, chưa phải là người ly dục.
Người thấy người khác có áo mới, mình cũng có áo mới mà không ham thích, là người ly dục.
Người đứng núi này trông núi nọ là người chưa ly dục.
Người sống trong cảnh tu hành này mà đòi hỏi cảnh tu hành khác là người chưa ly dục.
Sống trong hoàn cảnh này mà vui với hoàn cảnh này là người ly dục.
Người sống trong hoàn cảnh này mà đòi hoàn cảnh khác là người chưa ly dục.
Cùng một công việc có nhiều người làm, nhưng hôm nay không ai làm chỉ có một mình làm nên tâm sanh ra chướng ngại, đó là tâm chưa ly dục.
Còn biết bao nhiêu điều so sánh về vấn đề ly dục và không ly dục. Ở đây, Thầy chỉ nêu ra một số vấn đề cụ thể để quý Phật tử hiểu rõ trong khi tu tập ly dục cho đúng cách.

2- TÙY THUẬN

Điều quan trọng trong sự tu tập là luôn luôn tỏ lòng tôn kính ý kiến và việc làm của người khác. Đó là ý kiến và việc làm đúng, còn ý kiến và việc làm sai của người thì ta tùy thuận để ly ác pháp, nhưng không để lôi cuốn. Bởi vậy tu tập đức tùy thuận là một việc làm khó khăn vô cùng, không phải dễ làm. Chỉ có sống ly dục, tránh các duyên, và bảo vệ tâm, giữ gìn sáu căn thì mới có thể ly dục, ly ác pháp dễ dàng mà thôi.

Tùy thuận có hai chiều, tùy thuận người và tùy thuận mình .
- Tùy thuận người là tôn kính mọi lời nói, việc làm của người khác.
- Tùy thuận mình mà tôn kính mình thì không khéo mình chạy theo dục và nuôi ác pháp, nuôi ngã của mình. Nên nhớ, tùy thuận mình là tùy theo khả năng của mình mà làm, tránh trường hợp nuôi dục, nuôi bản ngã. Tùy thuận là để ly dục, ly ác pháp và diệt ngã. Mục đích của nó không phải ở ý kiến và việc làm của mình, mà chính là để được tâm hồn giải thoát, an vui, thanh thản. Đó cũng là bước đầu ngăn chặn và chấm dứt các duyên nhân quả, không cho tiếp diễn theo nghiệp lực của nó.

3- BẰNG LÒNG

Đức bằng lòng tu tập rất khó. Nếu tu được đức tùy thuận, đức nhẫn nhục mà tâm chưa bao giờ bằng lòng thì tâm chẳng được an ổn, yên vui.

(1) Tâm chưa an ổn yên vui thì tâm còn trong ác pháp, trong tâm dục. Muốn tu tập đức bằng lòng thì phải lập hạnh tôn kính, kính trọng mọi người. Xưa, Ngài Thường Bất Khinh Bồ Tát lập hạnh kính trọng mọi người, mỗi khi gặp ai dù già hay trẻ, giàu hay nghèo, vua hay quan, Ngài cũng đều cúi đầu đảnh lễ tôn kính như Phật. Nhờ tu hạnh tôn kính nên tâm hồn Ngài lúc nào cũng thanh thản, an vui, bằng lòng trước mọi cảnh, mọi việc, xa lìa các ác pháp, được giải thoát thành Phật.

(2) Muốn tu tập đức bằng lòng thì phải có chánh kiến. Muốn có chánh kiến thì tâm phải ly dục, ly ác pháp. Nhưng bây giờ tâm quý phật tử chưa ly dục, ly bất thiện pháp, còn đang tu tập đức bằng lòng để ly ác pháp thì làm sao đây? Không có chánh kiến thì làm sao phán xét mọi người, mọi việc đúng sai? Không có chánh kiến thì làm sao hiểu người, hiểu mình bằng chánh kiến được? Do đó, muốn được chánh kiến thì ta phải can đảm, dũng mãnh nhìn nhận tất cả ý tưởng, lời nói, việc làm của người khác là đúng, là tốt, là thiện. Nhờ đó ta thực hiện đức bằng lòng dễ dàng. Dù là người hung ác, ngu khờ, đê hèn nhất trong xã hội, Thường Bất Khinh Bồ Tát vẫn kính trọng như tôn kính đức Phật. Đó là hạnh bằng lòng, để thực hiện sự giải thoát trong tâm của mình. Khi thực hiện hạnh bằng lòng là quý phật tử ly được ác pháp trong và ngoài tâm. Ly được ác pháp trong và ngoài tâm, quý vị mới có chánh kiến. Nên nhớ: chỉ có tâm ly dục, ly bất thiện pháp ta mới hiểu được mình và người bằng chánh kiến.

Tóm lại, phải tu tập ba đức (nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng), và ba hạnh (ăn, ngủ, độc cư) để ly dục, ly bất thiện pháp. Điều cần thiết và quan trọng nhất là phải triển khai trí tuệ vô sư1, ly dục, ly bất thiện pháp.

Trong đạo Phật có ba loại trí tuệ: văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ:

a- Văn Tuệ: Trí tuệ hiểu biết bằng cách tích lũy kiến giải, tưởng giải của cổ nhân trong kinh sách, hoặc nghe thuyết giảng, hay học thuộc lòng. Trí tuệ này là trí tuệ tránh né, trốn chạy các dục, các ác pháp. Nó còn gọi là trí tuệ sở tri chướng. Càng học tập, càng tích lũy nhiều thì kiến chấp, ngã chấp càng thêm sâu dày (bản ngã to lớn). Trí tuệ này rất nguy hại cho người tu hành đạo giải thoát của đạo Phật. Xưa Ông A Nan vì có trí tuệ này mà sự tu hành trở nên chậm chạp.

b- Tư Tuệ: Trí tuệ suy tư, nghĩ ngợi, tìm tòi, triển khai sự hiểu biết của riêng mình, không vay mượn trong kinh sách. Nó còn gọi là trí thông minh. Tư tuệ là trí tuệ thông minh của mình để phát minh những điều chưa ai làm được để hóa giải những sân hận, tỵ hiềm, nhỏ nhen, ích kỷ, để thực hiện ba đức, ba hạnh cho rốt ráo. Bởi vậy tư tuệ là trí tuệ thông minh rất cần thiết cho sự tu tập ở giai đoạn I, tu ly dục, ly bất thiện pháp. Nếu quý phật tử không chịu triển khai trí tuệ này thì khó mà thực hiện được ba đức, ba hạnh. Nếu không thực hiện được ba đức, ba hạnh thì làm sao ly dục, ly ác pháp được? Đó là trí trí tuệ thông minh, vô sư trí của mọi con người, nên phải động não, làm việc thì mới triển khai được nó.

c- Tu Tuệ: Là trí tuệ do tu tập thiền định mà có. Nó còn gọi là Trí Tuệ Vô Sư Tam Minh; gọi tắt là Trí Tuệ Vô Lậu. Đây là trí tuệ siêu đẳng, viên mãn, thành tựu đạo giải thoát của đức Phật. Nó được khai mở khi nhập Tứ Thiền, nó là một loại thiền định viên mãn đủ để dẫn tâm về Tam Minh, cho nên nó được xem là trí tuệ cuối cùng của đạo Phật. Nó chứng minh rõ ràng sự làm chủ, nó chấm dứt sự khổ đau trong sanh tử luân hồi của chúng ta. Nó không giúp ích gì cho sự tu tập ly dục, ly bất thiện pháp. Nó chỉ là một sự minh xác chơn thật, kiểm

1 -Trí tuệ vô sư : nghĩa là sự hiểu biết không nhờ vào kinh sách và thầy dạy, tự mình tư duy để tìm ra một lối thoát, nghiệm lại sự thành tựu tu tập của chúng ta mà thôi.

Tóm lại, trong ba thứ trí tuệ: Văn, Tư, Tu, chỉ có Tư Tuệ là trí tuệ cần thiết cho ta để tu tập ly dục, ly ác pháp ở giai đoạn thiền thứ nhất. Nếu một người chưa ly dục, ly bất thiện pháp, thì không nhập định được. Nếu không nhập định được thì làm sao khai mở trí tuệ vô sư vô lậu được? Do đó Minh Cảnh hiểu lầm là tu tập thiền định, rồi từ thiền định phát ra trí tuệ vô sư, từ trí tuệ vô sư, vô lậu sẽ diệt sạch bản ngã, không còn lậu hoặc nữa, đó là kiến giải của những nhà học giả Đại thừa, chứ không phải của hành giả, của người tu theo Phật giáo.

Chỉ có Tư Tuệ là quan trọng và ích lợi cho sự tu tập của chúng ta, còn Văn Tuệ là sở tri chướng, Tu Tuệ chỉ là kết quả của sự tu tập để xác minh sự tu tập đã chứng quả rõ ràng. Nếu một người tu tập cẩn thận, có ý tứ, thận trọng giữ gìn từng lời nói, hành động; trong việc làm biết sống hòa hợp thương yêu và tha thứ cho nhau, không tỵ hiềm ganh ghét, không tranh đua hơn thiệt, không châm biếm mỉa mai, giữ gìn kỷ luật tu viện nghiêm túc, không vi phạm lỗi lầm, người đó là người ly dục, ly bất thiện pháp. Sống như vậy là tạo điều kiện, hoàn cảnh yên tịnh, thanh nhàn để cùng nhau tu hành. Sống mà nay tạo duyên này, mai tạo cảnh khác, khiến cho hoàn cảnh bất an, mất thanh tịnh thì mình tu khó, mà người khác tu cũng khó.

Đến đây Thầy xin chấm dứt bài pháp hôm nay. Quý phật tử hãy ghi nhớ và cố gắng tu tập. “Cố công mài sắt, có ngày nên kim’, sự giải thoát đang chờ quý vị ở phía trước nếu quý vị tu tập đúng lời Thầy đã dạy.


Đến đây là Thầy đã giảng giai đoạn tu thiền phần thứ nhất đã tạm xong. Khi nào quý phật tử tu xong thì Thầy sẽ giảng giai đoạn thứ hai, thứ ba như Thầy đã hứa ở trên, còn bây giờ Thầy bổ túc thêm sơ đồ đường lối tu tập để bổ xung vào giai đoạn tu thiền phần thứ nhất thuộc về ly dục ly ác pháp.
(trích Thiền Căn Bản 1)

Mời các bạn đọc tiếp bài "Ly dục"
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty LY DỤC

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:41 am

LY DỤC


Là xa, rời lòng ham muốn của mình. Muốn lìa xa thì các con phải tìm xem đối tượng của lòng ham muốn là gì. Trong đời sống hàng ngày của con người có năm đối tượng dục lạc khiến các con sanh tâm ham muốn. Đó là: ăn, ngủ, sắc dục, danh, lợi Muốn lìa các thứ dục nầy các con phải tập ba hạnh sau đây: ăn, ngủ, độc cư. Các con cần phải hiểu rõ cái lợi và cái hại của ăn, ngủ, độc cư như thế nào?.

1- HẠNH ĂN:

Hạnh ăn uống là một phương tiện để tu tập ly dục về ăn uống. Người đời thường nói “ham ăn, hốt uống” là để chỉ cho những hạng người xấu ham ăn, ham uống. Chúng ta là những tu sĩ tu tập hạnh giải thoát mà chưa giải thoát được cái ăn thì còn giải thoát được cái gì? Vậy, chúng ta phải tập ăn ngày một bữa để nuôi sống thân chúng ta mà thôi. Không được ăn uống lặt vặt, không được ăn uống phi thời, không được chạy theo dục lạc về ăn uống. Phải luôn luôn cố gắng khắc phục trong ăn uống, ăn uống không khắc phục được thì còn khắc phục được cái gì?. Phật không dạy chúng ta tuyệt thực hay tiết thực (ăn quá ít) như ngoại đạo đã dạy, hoặc dạy chúng ta ăn uống phi thời, Đức Phật dạy: “Thừa tự pháp không nên thừa tự thực phẩm”.

Xưa kia Ngài đã tu khổ hạnh, tiết thực ăn uống quá ít, thấy cơ thể hao mòn, tinh thần không còn sáng suốt nên Ngài bỏ. Đó là tu sai, không tìm được giải thoát. Cho nên Ngài quyết định ăn ngày một bữa cho đủ sống, để cơ thể khoẻ mạnh mà tu tập. Chỉ ăn ngày một bữa mà đức Phật vẫn khoẻ mạnh và sống đến 80 tuổi mới chết. Chúng ta bây giờ cũng vậy. ăn mỗi ngày một bữa mà vẫn khoẻ mạnh. Trong những ngày lao động quý Phật tử cũng vẫn tham gia lao động mà cơ thể vẫn bình thường. Quý vị cần xét kỹ dục ăn uống, rất là quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Người ngoài đời vì ăn uống mà sinh tâm tham lam nên người ta xâu xé lẫn nhau, giết hại nhau, chà đạp lên nhau không chút lòng xót thương, so sánh với loài vật thì chúng ta cũng không khác. Phải không quý vị?

Vì ăn uống mà người ta nghèo đói, khổ sở, nợ nần; vì ăn uống mà người ta làm đủ điều gian lận, mánh khoé. Vì ăn uống mà sản nghiệp tiêu tan; vì ăn uống mà cốt nhục tương tàn; vì ăn uống mà phải dầm sương, dãi nắng, chạy xuôi, chạy ngược, buôn tảo, bán tần. Quý phật tử có thấy không? Cái dục về ăn uống đối với đời người nó mang đến sự khổ đau biết là dường nào! Vậy từ đây về sau, quý phật tử phải dùng nghị lực dũng mãnh chống lại cái dục về ăn uống. Chỉ ăn ngày một bữa mà thôi, ngon dở nguội lạnh không màng. Chỉ cần giải quyết nghiệp đói của thân là đủ lắm rồi, đủ để thân yên ổn, thanh tịnh, tu tập thiền định, giải quyết luân hồi sanh tử. Đừng nghĩ rằng nay đòi ăn thứ này, mai đòi ăn thứ kia.

Người tu hành ai cho gì ăn nấy, ngon cũng ăn, dở cũng ăn, không khen, không chê, không ham, không thích, chỉ ăn đủ no lòng mà thôi. Đừng sanh tâm lý luận “ăn như vậy thiếu chất bổ”. Đó là cái lý luận chạy theo ăn uống. Quý phật tử phải hiểu thân là một khối bất tịnh do các duyên hợp lại mà thành, nên không có cái gì trong thân là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nó không thường hằng bất biến, thường vô thường thay đổi, nên luôn luôn đau khổ, phiền lụy. Vậy mà muôn đời người ta lầm chấp thân này là bản ngã chân thật của mình. Lại có một số người cho rằng trong cái khối này có cái “bản thể chân như Phật tánh” của mình. Chính vì cái lầm chấp đó nên luôn luôn lo bảo vệ và giữ gìn không cho ai chạm đến. Vì thế mà “duyên sanh” sanh ra muôn ngàn thứ đau khổ, phiền lụy và luôn luôn tranh đấu để bảo vệ nó. Quý phật tử cũng vậy, cũng lầm chấp như bao nhiêu người khác. Ngày nào các duyên tan rã thì ô hô! Còn lại cái gì là của quý vị đâu nữa? Chết chỉ còn một khối nghiệp lực nhân quả, thiện ác tiếp tục tái sanh mà quý phật tử đã lầm chấp trong suốt cuộc đời của mình, cho nó là linh hồn thần thức, Phật tánh, Bản lai v.v... Sự tiếp diễn luân hồi này mãi mãi muôn đời muôn kiếp để trả vay vay trả, không bao giờ tàn phai.

Quý phật tử có biết rằng trong cuộc đời nầy không có một sự việc gì xảy ra mà ngẫu nhiên cả. Tất cả đều có nguyên nhân, đều có lý do. Đó là nhân quả, quý vị có biết không? Không phải như các nhà Nho ngày xưa và có một số người ngày nay bài bác lý nhân quả. Họ cho rằng tất cả đều là ngẫu nhiên. Họ còn cho thí dụ là những chiếc lá vàng ở trên cây kia vô tình (do ngẫu nhiên đưa đẩy), gió thổi bay đi, cái rơi xuống đất, cái xuôi dòng nước, cái rơi xuống bùn. Đời sống nghèo đói, giàu sang của con người cũng như vậy. Thực ra gió nào có phải là ngẫu nhiên; mà chính là do nhân duyên mặt trời nung đốt không khí. Không khí bị cháy, trống đi một khoảng, các không khí chỗ khác ập vào, lấp vô chỗ trống, tạo thành cơn gió, cơn bão.

Sự nghèo đói và giàu sang của chúng ta không thể do ngẫu nhiên mà có được. Hỏa hoạn, thủy tai, giặc giã cướp mất sự giàu sang, để lại sự nghèo đói cho muôn người. Đây là những cận duyên trong hiện kiếp. Còn những duyên sâu xa trong nhiều kiếp quá khứ nữa. Duyên nhân quả khởi trùng trùng tạo thành khối nghiệp nhân quả đi luân hồi sanh tử bất tận. Đức Phật trong bài thuyết pháp Mười Hai Nhân Duyên đã chỉ rõ kiếp sống của một con người từ khi sanh ra, lớn lên cho đến khi tan rã. Chỉ là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Không có gì tồn tại ngoài 12 Nhân Duyên này tiếp diễn nối nhau mãi trong lộ trình nhân quả (Thầy sẽ giảng rõ hơn về 12 Nhân Duyên vào một dịp khác). Thế nên, cuộc đời con người chẳng qua chỉ là một khối nhân duyên Vô Minh nhân quả trả vay, vay trả triền miên, cùng với duyên tan hợp mà thôi. Cho nên trong gia đình, cha mẹ, vợ chồng, con cái luyến ái, gắn bó hoặc đau khổ, phân ly cũng là do nợ nần muôn đời muôn kiếp trong nghiệp lực nhân quả. Có gì đâu mà thương nhớ, tiếc mong. Bỏ xuống đi, hãy bỏ xuống đi! Đời chẳng có gì đáng cho ta lưu luyến cả.

“Quyết một đời tu tập không lui,
Giữ thân tâm thanh thản an vui.
Nhập Thiền Định xa lìa nhân quả,
Đạo quả viên thành,độ chúng vui”.

Bây giờ quý phật tử đã thấu rõ được hạnh ăn uống là đối tượng diệt ngã ác pháp. Từ nay về sau, các con cố gắng khắc phục nó để mỗi ngày ăn một bữa, đủ sống mà thôi, đừng bắt chước các vị thầy khác mà con đường tu hành không đúng Đạo Phật, nhưng cũng không nên ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều. Ăn ít là tiết thực, điều nầy tai hại cho sự tu tập vì sức khỏe yếu kém. Ăn nhiều là dư thừa, sanh dục, ham ngủ, mê muội, cũng hại cho đường tu. Phải sáng suốt, linh động. Ăn đúng cách là tu. Tu đúng cách là làm chủ cái ăn. Đừng bắt chước những người khác mà ăn ít (vì bản chất người ấy không ăn nhiều được), và cũng đừng ráng ăn nhiều (vì sợ đói). Phải tùy ở thể tạng của mình, và phải làm chủ mình trong khi tu hạnh ăn uống.

2- HẠNH NGỦ:

Ngủ cũng là một đối tượng để chúng ta tu tập lập hạnh ngủ ly dục, mê muội. Ngủ là một nghiệp dục nặng của thân. Nếu không ngủ sẽ sanh ra bệnh, rồi chết; cũng như ăn vậy. Ngủ là một thói quen của nghiệp lực. Nó sanh ra vô minh, lười biếng, khiến cho thân tâm ta uể oải, bần thần, mỏi mệt, dã-dượi. Thiếu nó con người thiếu nghị lực, không còn siêng năng, tinh tấn, làm việc, hay tu tập, học hành. Cũng vì nó mà người ta sanh ra tâm lười biếng, gian tham, biểng lận, trộm cướp. Vì nó mà người ta đần độn, ngu si, không thông minh, không bao giờ làm việc lớn, thường sống trong cảnh nghèo đói. Ngủ là một dục lạc trong năm thứ dục lạc của thế gian, khiến người ta rất thích thú ham mê. Khi không ngủ là họ quá sợ, nhưng khi ngủ nhiều thì lại ám độn, mê muội.

Người tu hành cần phải khắc phục nó, chiến đấu trường kỳ với nó. Nó khiến chúng ta không tỉnh táo để phán xét mọi việc đúng sai, thiện ác trên bước đường ly dục, ly bất thiện pháp. Chính nó khiến tâm ta không tỉnh giác, nên tâm thường ở trong tà niệm, sanh ra nhiều duyên làm đau khổ cho mình, cho người; chính nó khiến ta làm càng, làm bậy, thiếu suy tư, thiếu cẩn thận, nên thường mắc phải lỗi lầm chính nó khiến cho tâm ta mù mờ, không thanh thản, an lạc và vô sự, vì thế sanh ra loạn tưởng, trạo hối; chính nó khiến tâm ta mất bình tĩnh, thiếu sáng suốt, vì thế dễ sinh ra hờn giận, đau khổ, nghi nan, phiền toái; chính nó khiến cho tâm ta mù mờ, không thấu rõ các ác pháp; chính nó khiến cho tâm ta rơi vào năm loại vô ký:

1. Vô ký hôn trầm.
2. Vô ký thùy miên.
3. Vô ký mộng tưởng.
4. Vô ký hôn tịch.
5. Vô ký ngoan không.

Chính nó lặng đi, khiến ta tọa thiền mất tự chủ, thân nhúc nhích rung động, làm cho thân không bất động, khó nhập chánh định, rơi vào tà định. Những điều Thầy nêu ở trên đây cho thấy ngủ tai hại đến sự tu tập biết là dường nào! Đã biết rõ nó, quý phật tử phải cố gắng tu tập khắc phục cho được bằng:

1. Đi kinh hành nhiều.
2. Vừa đi kinh hành, vừa hướng dẫn theo bước chân đi.
3. Thường xuyên nhắc tâm tỉnh thức theo hành động của thân mà đức Phật gọi là Thân Hành Niệm.
4. Thường xuyên hướng tâm như lý tác ý, nhắc tâm chớ ham ngủ.
5. Khi gặp hôn trầm thùy miên nặng thì phải cố gắng bằng mọi cách phá trừ cho được như:
6. Lấy kinh sách ra nghiên cứu về một điều gì để động não thì mới phá được ngủ.
7. Phải làm một việc gì để động thân.
8. Không được ngồi hoặc nằm yên một chỗ.
9. Chạy bộ, hoặc đi tắm.

10. Phải tập thể dục, tập vài thế dưỡng sinh, hoặc đi một bài quyền (võ thuật).
11. Cử tạ, đào đất.
Các con nên nhớ kỹ: “nó là một thứ dục lạc rất khó trị. Thế nên luôn luôn lúc nào cũng đề cao cảnh giác, chiến đấu với nó bằng tất cả nghị lực của mình. Nếu các con không chiến đấu hết sức, chừng đó nó sẽ thành thói quen lười biếng, các con sẽ thất bại ê chề trong cuộc đời tu hành”. Biết bao nhiêu người tu hành đã qua, cũng vì nó mà tu hành chẳng tới đâu. Các con nên nhớ ngủ là một thứ dục lạc trong thân nên phải thường xuyên tu tập đi kinh hành, và siêng năng hướng tâm như lý tác ý tỉnh táo mới ly nó được. Phải trường kỳ tranh đấu với nó. Đến khi nhập định xả bỏ thân tâm, nó mới hết được.

ĂN cũng vậy, phải nhập định, xả bỏ thân tâm, nó mới hết. Hai thứ dục lạc này là cội gốc, mầm sống của thân; nếu không ngủ, không ăn thì thân phải chết. Còn ba thứ dục lạc kia (sắc dục, danh, lợi) là cội gốc của tâm nên chúng ta tu tập dễ ly hơn. Xa lìa ăn ngủ nghiêm chỉnh, là xa lìa được năm thứ dục lạc. Phải khéo léo, linh động, tùy theo sức mình, tu tập dần dần lên. Không được ép chế không ngủ. Ngủ phải đúng giờ khắc, ngủ phải có tập luyện hướng tâm ngủ. Không được muốn ngủ hồi nào là ngủ, muốn tu hồi nào là tu. Ngủ đúng cách là tu tập đúng, ngủ không đúng cách là tu tập sai, cho nên tu tập đúng cách là làm chủ ngủ. Hành động ngủ là tu tức là tỉnh thức, hành động tu là ngủ tức là ly dục ly ác pháp, ly dục ly ác pháp tức là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là định.

3- HẠNH ĐỘC CƯ:

Đây là một hạnh khó tu tập nhất trong ba hạnh ăn, ngủ, độc cư. Nghe nói đến nó thì dễ, mà thực hành sống thì khó khăn vô cùng. Độc cư là một phương tiện tu tập để bảo vệ, phòng hộ, giữ gìn, hộ trì, ngăn ngừa, che chở bảo vệ sáu căn tức là bảo vệ thân tâm được an ổn, tránh các duyên bên ngoài, khiến cho tâm và cảnh an ổn yên vui để tu tập dễ dàng hơn. Độc cư còn giúp cho tâm các con có dịp tuôn tràn bao nhiêu những ký ức, những kỷ niệm khó quên. Độc cư cũng là dịp giúp cho các con nhận ra được dục lạc ham ngủ, ham vui là tai hại trên đường tu tập.

Độc cư là đối tượng để các con dùng mọi phương tiện tu tập thu nhiếp thân tâm thành khối nội lực. Người không sống trong hạnh độc cư được là người hay phân tâm. Người phân tâm là người không có sức tỉnh thức cao, không có sức tập trung mạnh, chỉ có ức chế tâm bằng tưởng pháp. Người thích quay ra ngoài thường rất sợ cô đơn, tâm thường bị phân tán theo các duyên. Tâm chúng ta có, vốn từ nhân quả mà ra, nên thường bị các duyên nhân quả chi phối. Vì thế tâm lúc nào cũng bị phân chia tan nát, không hợp nhất lại được. Chỉ một vài giây hợp lại là bị phân ra liền theo các duyên trong ba thời gian: quá khứ, hiện tại, vị lai.

Từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm kia, tâm chúng ta luôn luôn bị phân tán liên tục cho đến khi nằm xuống lòng đất. Mục đích của người tu thiền là gom tâm lại, dù là thiền dưới bất cứ hình thức nào, chỉ trừ loại thiền do các nhà học giả sản xuất ra dùng để ức chế tâm. Bởi thế người tu thiền mà không sống trong rừng núi thanh vắng, độc cư thì không làm sao nhập định được. Tại sao vậy? Đó là vì ba lý do sau đây:

1. Tâm phân tán.
2. Tâm không thành khối.
3. Tâm không nội lực.

Muốn cho tâm thành khối, có nội lực dũng mãnh, để đóng mở sáu căn và tiến vào giai đoạn II của thiền định là DIỆT thì phải sống độc cư một trăm phần trăm.

Muốn tu hạnh sống độc cư phải tu tập ba giai đoạn:
1. Tập sống ít nói chuyện, chuyện gì đáng mới nói.
2. Tập sống riêng, làm việc riêng một mình.
3. Tập sống, không làm việc.

Sau đây là phần thứ nhất của hạnh độc cư là tập sống ít nói chuyện.
Các con phải biết lựa chọn cái gì cần thiết mới nói, mới thưa hỏi; không cần thiết thì không được nói, không được thưa hỏi. Duy nhất chỉ thưa hỏi về chuyện tu tập, và phải thưa hỏi riêng, không phải hỏi trước đại chúng vì hỏi như thế các con sẽ bị phân tán tâm lo ngại, khó tập trung. Phải hỏi thiện tri thức để chỉ cho rõ, hành cho đúng. Ngoài ra, những chuyện khác phải cẩn thận khi muốn nói ra. Không được hỏi linh tinh. Có mười hai điều để giữ gìn im lặng (Tránh Tiếp Duyên)
1. Tránh nói chuyện tào lao, nhảm nhí.
2. Tránh kết tình nghĩa, kết bạn bè thân.
3. Tránh nghe chuyện người khác, vì chuyện người khác khiến tâm ta bị động, bất an, thường sanh ra nhiều chuyện và phải nói ra.
4. Tránh gặp nhau, vì gặp nhau dễ sanh nói chuyện. Nếu có gặp nhau thì không nói chuyện là tốt nhất.
5. Không nên đem sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm về tu hành của mình đi dạy người khác khi mình tu chưa xong, tức là bị tâm tham danh khoe khoang.
6. Thấy bạn mình tu sai, không được đến dạy bảo, mà phải báo cho thiện tri thức chỉ dạy người ấy, vì đến dạy bảo làm động mình, động người và thành quen thuộc với nhau, nên không giữ hạnh độc cư được..
7. Thấy bạn đồng tu buồn khổ, không được đến an ủi, chia xẻ. Chỉ cần báo thiện tri thức giúp là đủ.
8. Tránh đổ lỗi người khác, vì như thế sẽ tạo duyên bất an trong tâm, gây nên cãi cọ, tranh tụng.
9. Tránh đi đến thất của người khác vì như thế là làm động mình, và làm động tâm người.
10. Làm lao động chung, tránh nói chuyện cười đùa.
11. Khi giúp bạn đồng tu đang bệnh, tránh nói chuyện ngoài vấn đề thăm bệnh. Tốt hơn hết là chỉ hỏi thăm bệnh để dùng phương tiện trị liệu.
12. Khi làm việc chung với người khác nên tùy thuận để tránh cãi cọ, đổ thừa.
13. Thường tập sống thơ thẩn một mình để đẩy lui các chướng ngại pháp trong tâm.
14. Luôn giữ tâm thanh thản, an lạc và hướng tâm đến thanh thản, an lạc.
15. Thường giữ tâm vô sự, và hướng tâm đến vô sự.
16. Thường tránh xa các duyên để giữ tâm không bị phân tán.
17. Không nên đem tâm sự của mình nói cùng ai, ngoài người thiện hữu tri thức của mình.
18. Thấy việc làm nặng nhọc, cùng nhau chia xẻ làm, nhưng không được nói chuyện.

19. Thấy ai làm chưa xong, cùng làm phụ, nhưng không nói chuyện.
20. Thường sống im lặng trong và ngoài tâm, và hướng tâm đến sự im lặng.
Quý phật tử phải ghi nhớ 20 điều kể trên để giữ tâm im lặng. Tốt nhất là tránh xa, tránh xảy ra các duyên, tránh tạo các duyên mới để tâm không bị phân tán. Càng tiếp duyên thì càng tạo hoàn cảnh bất an, tâm bị phân chia, khó tu thành khối nội lực, và tu tập sẽ dậm chân tại chỗ, không tiến bộ được. Cố tránh duyên thì hoàn cảnh mới thuận tiện, yên vui tu hành.
Các con nên nhớ độc cư ở giai-đoạn I là TỊNH KHẨU. Tịnh khẩu là nói lời thanh tịnh, không nói lời bất tịnh. Tịnh khẩu là nói lời thiện, tức là nói lời làm vui lòng mình và vui lòng người. Nói lời bất tịnh là nói lời ác, làm đau khổ mình và đau khổ người. Tịnh khẩu là nói lời thiện, chứ không có nghĩa là á khẩu, vì á khẩu là câm, không nói được. Thế nên, các con phải cẩn thận, kẻo rơi vào tu hình thức, ít nói mà thành nói rất nhiều. Chuyện gì cũng nói, khi tâm bung ra, phân tán nói thôi không hết, như nước vỡ bờ.

Hạnh độc cư khó lắm. Nó là bí quyết thành công của thiền định. Nó có ba nhiệm vụ:
1- Bảo vệ tâm tránh các duyên.
2- Gom tâm hợp nhất thành khối.
3- Làm cho tâm tuôn tràn ra hết.

Sáu năm trời tu khổ hạnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là sáu năm tu ly dục. Nhờ đó Đức Phật tránh được các duyên, thu nhiếp thân tâm thành khối nội lực. Khi tâm đã thành khối có nội lực, Đức Phật đã xả bỏ khổ hạnh tối đa, vì khổ hạnh chỉ làm hại cho sức khỏe, chỉ giữ lại đời sống bình thường của một tu sĩ đi khất thực ăn ngày một bữa và chỉ khác năm anh em ông Kiều Trần Như, là Ngài đã nhận thêm sữa do cô bé chăn dê cúng dường. Trong 49 ngày dưới cội bồ đề, Đức Phật dùng nội lực nơi tâm đã có, đem ra chiến đấu với nội tâm mình để ly dục ly bất thiện pháp. Lúc bấy giờ đức Phật gọi là hàng phục Ma Vương, kế đó đức Phật diệt tầm tứ, đóng mở sáu căn, nhập Nhị Thiền, sau khi nhập Nhị Thiền Ngài loại trừ tưởng thức nhập Tam Thiền, sau khi nhập Tam Thiền xong Ngài dừng các hành trong thân, nhập Tứ Thiền, nhập Tứ Thiền xong Ngài dẫn tâm đến Tam Minh, thành tựu giải thoát.
Tóm lại, ly dục là lìa xa ý muốn của mình. Nghe nói ly dục thì rất dễ dàng, mà lìa xa ý muốn của mình thì khó vô cùng. Bậc thánh như đức Khổng Phu Tử đến 70 tuổi mới dám tuyên bố: “Ta đến tuổi nầy mới làm theo ý muốn của mọi người”. Nghĩa là đến 70 tuổi, Ông mới ly dục và ác pháp nơi tâm Ông. Theo Thầy nghĩ, muốn ly dục lìa ác pháp thì ít ra phải ba năm rèn luyện. Còn tu lơ mơ thì 30 năm cũng chưa chắc đã làm được. Cái ý muốn của mình là cái gì? Là BẢN NGÃ ÁC PHÁP. Bản ngã ác pháp không ly thì làm sao có Niết Bàn? Vô Ngã ác pháp là Niết Bàn, chứ không phải vô ngã là Niết Bàn, vì vô ngã ác lẫn thiện là cây đá.

Đi tu cũng như đi học. Người ngoài đời, nếu học không đến nơi đến chốn thì chẳng có ích lợi gì cho mình mà còn là gánh nặng cho xã hội. Người tu cũng vậy, tu không đến nơi, đến chốn sẽ làm bại hoại tôn giáo, như hiện giờ chúng ta thấy phần đông tu sĩ Phật giáo tu không đến nơi đến chốn làm hư hoại Phật giáo. Người tu đến nơi đến chốn làm sáng tỏ Phật Pháp qua gương hạnh sống của mình, khiến cho mọi người quy ngưỡng và tôn kính Phật Pháp. Chúng ta quyết chọn con đường tu, thì phải tu cho đến nơi đến chốn. Người tu lừng chừng không có ích cho mình, cho người mà còn có hại cho tôn giáo. Đức Phật dạy: “Tu là phải lìa xa ý muốn của mình”.
Tu là quyết tâm buông bỏ, bỏ để được giải thoát, thảnh thơi, an vui một đời. Bỏ cái gì? Bỏ lòng ham muốn (ái dục).

Tóm lại, trong giai đoạn I của Thiền Định là giai - đoạn LY, dùng ba hạnh ĂN, NGỦ, ĐỘC CƯ làm đối tượng để tu tập, khắc phục cho được tâm ly dục. Các con nên nhớ, chúng ta là tu sĩ của đạo tu hạnh giải thoát thì thời gian nào, ngày nào, tháng nào, năm nào cũng là mùa Xuân, mùa Xuân vĩnh cửu trong tâm hồn của chúng ta, mùa Xuân không có nhân quả, mùa Xuân không có diễn biến luân hồi. Vì thế chúng ta không có chúc thọ, không có mừng tuổi mừng Xuân thế gian. Hãy sống bình thường, hãy giữ tâm bình thường trước mọi diễn biến của không gian và thời gian bằng một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự thì đó là mùa Xuân vĩnh cữu.

(trích Thiền Căn Bản 1)

Mời các bạn đọc tiếp bài "Ly bất thiện pháp"
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty MƯỜI GIỚI ĐỨC THÁNH SA D

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:47 am

MƯỜI GIỚI ĐỨC THÁNH SA DI


1/ Giới thứ nhất không sát sanh = Thánh đức hiếu sinh

2/ Giới thứ hai không trộm cắp = Thánh đức buông xả

3/ Giới thứ ba không dâm dục = Thánh đức thanh tịnh

4/ Giới thứ tư không nói dối = Thánh đức chân thật

5/ Giới thứ năm không uống rượu = Thánh đức minh mẫn

6/ Giới thứ sáu không trang điểm = Thánh đức tự nhiên

7/ Giới thứ bảy không ca hát và nghe ca hát = Thánh đức trầm lặng độc cư

8/ Giới thứ tám không nằm giường cao rộng lớn = Thánh đức thanh bần

9/ Giới thứ chín không ăn uống phi thời = Thánh đức ly dục

10/ Giới thứ mười không cất giữ tiền bạc = Thánh đức ly tham.


Mười giới thánh đức Sa Di là mười đức hạnh của bậc thánh. Không chỉ riêng gì người tu sĩ cần học và thực hành, người cư sĩ cũng cần nên biết để nhận rõ ra bậc chân tu chân chánh, đệ tử của đức Phật Thích Ca.

Mười giới thánh đức Sa Di là tiêu chuẩn xác định đạo Phật còn hay mất. Nhìn những người tu sĩ có giữ đúng mười điều trên hay không thì biết ngay là đệ tử của Phật Thích Ca hay là đệ tử của Bà La Môn, hay của Phật khác.


Có tiêu chuẩn này thì người Phật tử không còn bị các Thầy Sư lừa gạt.


Có tiêu chuẩn này thì người Phật tử mới xác định có đáng để cúng dường những bậc chân tu hay không?


Có tiêu chuẩn này thì người Phật tử biết ai là bậc chân tu để thọ giáo và tôn làm thầy, làm bậc minh sư cho cuộc đời tu hành của mình.


Có tiêu chuẩn này người Phật tử sẽ biết rõ những người tu sĩ nào là những kẻ đội lớp Phật giáo, đang ngầm phá hoại Phật giáo, là trùng trong lông sư tử, là những con sâu làm rầu nồi canh.


Có những tiêu chuẩn này người Phật tử dễ dàng vạch mặt những kẻ đội lớp đệ tử Phật, sống sa hoa không khác gì vua chúa, làm mất đi những đức hạnh cao quý của người đệ tử Phật là xả phú cầu bần, ba y một bát, sống không gia đình, không nhà cửa, đời sống trắng bạch như vỏ óc, phóng khoáng như hư không.


Nhìn sơ sơ 10 điều trên chúng ta cũng có thể nhận ra các Thầy Sư ngày nay phạm phải rất nhiều như giới đầu tiên ăn thịt chúng sanh; giới thứ tư chưa chứng đạo mà thuyết giảng lung tung; giới thứ sáu ăn mặc quần áo vải tốt, đi giày dép da, mang đồng hồ, cạo đầu láng cón, sức dầu thơm, mang chuổi quanh cổ hay vòng tay,...; giới thứ bảy là ca hát tụng niệm ê a, thành lập đội ca hát trong chùa; giới thứ tám nằm giường nệm, ở phòng máy lạnh, trong phòng có đầy đủ thiết bị tối tân, bếp núc, TV, tủ lạnh, vi tính, máy nghe nhạc, thâu đĩa; giới thứ chín ăn uống phi thời lúc nào đói thì ăn, ăn ngày 3-4 bữa, giới thứ mười cất giữ tiền bạc, không lo tu hành làm nghề cầu an cầu siêu, coi ngày giờ tốt xấu, xem bói, xem phong thủy, xem tử vi để lấy tiền, giữ tiền làm của riêng, gửi ngân hàng, gửi tiền về cho gia đình mình, v.v...


Để hiểu rõ tường tận về mười giới Sa Di, xin mời bạn vào đây đọc bộ sách "Văn Hóa Truyền Thống". Sau khi đọc các bạn sẽ nhận ra rõ từng sự vi tế của giới luật chỉ thẳng cho chúng ta rõ sự phạm giới của những ai mạo danh đệ tử Phật. Hầu như là hiện nay tất cả đều phạm những giới này.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty TU ĐÚNG "NHƯ LÝ TÁC Ý "

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:55 am

TU ĐÚNG "NHƯ LÝ TÁC Ý "


Trong toàn bộ giáo trình về pháp môn tu tập thực hành của đạo phật thì pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý là một pháp môn độc đáo, tuyệt vời nhất, cũng là một pháp môn nòng cốt nhất của đạo Phật. Bắt đầu từ tu tập giới luật xả tâm đến tu tập Thiền định và Tam Minh đều dùng nó.

Duy chỉ có pháp môn nầy mới có đủ đạo lực, đủ khả năng làm chủ sanh, lão, bệnh, tử. Vậy, Như Lý tác Ý là gì? Như Lý Tác Ý (còn gọi là Pháp Hướng Tâm, Pháp Dẫn Tâm) là phương pháp dẫn tâm vào lý chân chính giải thoát của đạo. Đây là phương pháp giống như “tự kỷ ám thị” (auto suggestion), dùng một câu nói tác ý (khởi ý) để gom tâm lại, tập trung thành một khối nội lực, không để tâm phân tán.

Thí dụ: Khi tâm đang suy nghĩ miên man, thì dùng pháp hướng tâm mà nhắc tâm như sau: “Tâm hãy quay vào, định trên thân, không được phóng dật quay ra ngoài”. Khi ngồi thiền mà ngủ gục, muốn cho tỉnh thức thì dùng câu tác ý: “Tâm phải tỉnh thức, không được ngủ và nằm chiêm bao”.

Chỉ có tu tập pháp môn nầy mới trở thành một đạo lực siêu việt không thể nghĩ lường được. Muốn xa lià và đoạn dứt tâm tham, sân, si, mạn nghi, thì duy nhất chỉ có pháp môn nầy mới ly và đoạn dứt các dục và ác pháp, ngoài ra không còn có pháp môn nào khác nữa.

Muốn nhập các định Như Y Túc thì pháp môn này đủ nghị lực để giúp cho hành giả muốn nhập loại định nào thì tuỳ ý nhập được liền. Muốn nhập được Tam Minh và Thần Túc Thông thì ngoài pháp môn nầy ra không có pháp môn nào thực hiện được.

Tóm lại, pháp Như Lý tác Ý là một pháp môn độc nhất của đạo Phật để đưa con người thoát ra cảnh khổ của kiếp người, và biến hành giả thành một siêu nhân, một thánh nhân. (V/184-185) * Người tu thiền định mà không biết sử dụng Như Lý tác Ý thì không thể nào nhập các định được.

Đại Thừa và Thiền Đông độ nhắm diệt trừ vọng tưởng (Không niệm thiện, không niệm ác), tìm cái tĩnh lặng của Niết Bàn (bốn tánh của Niết Bàn là:thường, lạc, ngã, tịnh). Phật dạy tu Thiền không phải ở chỗ nhiếp tâm, hết vọng tưởng để nhập định và nhất tâm định tĩnh. Ngược lại, Phật dùng pháp Như Lý tác Ý để trừ diệt, đi đến diệt vọng tâm, tham, sân, si, mạn nghi. Chính nhờ diệt trừ chúng, mới đạt được nhất tâm, nhập được tứ thánh định.

Dùng Như Lý tác Ý để ly dục, ly ác pháp, diệt ngã, xả tâm, quét sạch ngũ triền cái, đoạn dứt thất kiết sử, tâm vô lậu thanh tịnh, không còn đắm nhiễm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp của thế gian, tâm được thanh tịnh, gọi nó là Định. ( V/198) Với Thiền Nguyên Thuỷ, vọng tưởng không thành vấn đề. Đối tượng tu tập là diệt tham, sân, si, mạn, nghi và thất kiết sử .

(V/199-200) Trong Sơ Thiền có Tầm, có Tứ. Tầm không phải là định tướng (như một bài đăng trên báo Giác Ngộ) mà là hướng về thiện pháp. Tứ không phải là bám sát vào định tướng, mà Tứ là Như Lý Tác Ý để diệt ác pháp. Như trong bài Kinh Xuất Tức, Nhập Tức, Phật đã dạy về Định Niệm Hơi Thở, Như Lý Tác Ý rất rõ ràng: “Quán ly tham, tôi biết tôi hít vô. Quán ly si, tôi biet tôi thở ra”. Đó là Tứ Như Lý Tác Ý để xả tâm tham, sân, si, mạn, nghi, tức là xả ngũ triền cái.

Thiền của đạo Phật không phải là Thiền ức chế tâm, mà dùng hơi thở để xả tâm. Cho nên Phật dạy:”Muốn nhập Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền thì phải Định Niệm Hơi Thở khéo tác ý”. IV/58. Muốn hướng tâm Như Lý tác Ý (ám thị) có kết quả, nghĩa là hết tham, sân, si thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh, ăn ngủ độc cư, sống trầm lặng một mình, thường sống biết nhẫn nhục tùy thuận, bằng lòng, chớ không phải chờ hết vọng tưởng như nhiều người tu thiền lầm tưởng. Đó là lấy tâm “ám thị”, vừa lấy giới phòng hộ sáu căn, vừa sống lập đức, lập hạnh. Tu đúng như vậy thì tâm lần lượt sẽ được thanh tịnh, lần lượt ly dục, ly ác pháp, cho đến thanh tịnh hoàn toàn (tham sân si quét sạch).

VÀI CÂU PHÁP HƯỚNG NGẮN GỌN

· Tâm vô sự, thanh thản.
· Tâm không còn tham sân si.
· Tâm phải xả sạch các pháp thế gian.
· Tâm an nhiên tự tại, không được ghét thương, giận hờn, phiền não.
· Đời sống con người chẳng có gì, ta hảy buông xuống hết.
· Tâm hãy quay vô, định trên thân, không được phóng dật, quay ra.
· Tâm phải ly dục, ly ác pháp hoàn toàn.
· Tâm phải đoạn dục, lòng ham muốn, sân, si.
· Tâm phải tỉnh thức hoàn toàn; thân ngủ, tâm không được ngủ.
· Tâm phải gom vô, gom vô nằm yên trên tụ điểm.
· Tâm phải định chỉ tầm tứ hoàn toàn.
· Thân nầy là vô thường, khổ, vô ngã, không nên chấp nó là ta, là của ta, bản ngã ta.
. Tâm như cục đất, ly dục ly ác pháp (không còn tham, sân, si, phiền não nữa).
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty BUÔNG XUỐNG ĐI

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 8:58 am

BUÔNG XUỐNG ĐI





Buông xuống đi, hãy buông xuống đi
Bất động thanh thản chẳng sầu bi
Buông xuống đi, còn lo chi nữa
Giải thoát đây rồi, buông xuống đi.
-o0o-
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi
Chớ giữ làm chi có ích gì
Thở ra chẳng còn chi lại nữa?
Vạn pháp vô thường, buông xuống đi!
-o0o-
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi
Tâm hồn thanh thản chẳng sầu bi.
Cuộc đời ngăn ngủi trong chớp mắt,
Còn có vui gì chẳng bỏ đi!
-o0o-
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Trò đời như mộng có còn chi.
Tứ đại trả về cho tứ đại,
Thanh thản an nhàn lúc phân ly!
-o0o-
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Chớ giữ làm chi có ích gì?
Ôm vào đau khổ muôn vàn tận,
Buông xuống ngay liền, vạn khổ đi!
-o0o-
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Chấp giữ thân tâm có ích gì?
Thở ra chẳng còn chi lại nữa,
Thân tâm vô thường, buông xuống đi!
-o0o-
Buông xuống đi, hãy buông xuống đi!
Chớ diệt ý thức có ích gì!
Ý làm chủ, dẫn đầu các pháp,
Lợi ích vô cùng sao bỏ đi!
-o0o-
Tác ý đi, hãy tác ý đi!
Bất động thanh thản chẳng sầu bi.
Tác ý đi, còn lo chi nữa?
Giải thoát đây rồi, tác ý đi!
(Trưỡng Lão Thích Thông Lạc)
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty Tri Kiến Nhân Quả - Tri Kiến Giải Thoát.

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 9:01 am











Monday, February 13, 2012




Tri Kiến Nhân Quả - Tri Kiến Giải Thoát.









Tri kiến nhân qu là gì? Ti sao có danh t này. Như ai cũng biết đo Pht là đo trí tu. Nghĩa là vic tu tp theo đo Pht là dùng tri kiến, nghĩa là bng s hiu biết. Ch khi có s hiu biết đúng hay còn gi là chánh kiến thì vic x tâm rt d dàng, không mt nhc và không phí sc, x đến đâu là thy gii thoát ngay lin, do vy đc Pht thường nói: “Đo ta không có thi gian, đến đ mà thy.”


Đúng vậy chỉ cần "hiểu biết", có tri kiến thì sẽ thấy rõ sự giải thoát ngay trước mắt, ngay liền không còn chờ đợi lâu nữa. Ví dụ khi bị chửi mắng, mình không giận mà ngược lại biết yêu thương họ thì đã giải thoát rồi. Đâu cần phải ngồi thiền, tụng kinh niệm Phật hay đọc thần chú cho mỏi miệng, đau nhức lưng, chân, mõi tay hay hao mòn sức khỏe. Do vậy một trong những hiểu biết quan trọng nhất trong đạo Phật đó là tri kiến nhân quả.

Hiểu biết ở đây là biết do đã tạo nhân trong quá khứ chửi mắng người ta cho nên ngày nay bị người ta chửi mắng lại. Đó là tri kiến nhân quả. Người có tri kiến nhân quả luôn nhìn thấy lỗi mình, không nhìn lỗi người. Thấy lỗi mình đã gây ra những nhân thiện ác trong quá khứ, cho nên ngày nay mới gặp những quả báo thiện ác như vậy.


Theo mình hiểu là để hiểu tri kiến nhân quả là gì thì trước tiên nên có khái niệm về nhân quả từ nhân quả thảo mộc (dễ hình dung trong đời sống nhất) rồi liên hệ đến nhân quả con người trong đời sống. Phần này đã có 16 bài Chánh Kiến. Nhân quả luôn đi sát với con người từ suy nghĩ, lời nói và hành động. Cũng từ 3 phần này mà chúng ta nhắm vào để chuyển hóa nhân quả cho mình và người. Đó gọi là người sống có tri kiến nhân quả. Tri kiến nhân quả là thấy rõ tất cả mọi việc xảy ra là do đã tạo nhân thiện ác trong quá khứ cho nên ngày nay phải gặt quả báo hiện tại, và do tạo nhân trong hiện tại sẽ phải chịu quả báo trong tương lai.


Tính chất của nhân quả mình cũng đã đề cập đến.


Vậy tri kiến nhân quả là để làm gì? Có phải là dùng tri kiến này để quán xét mọi việc xảy ra xung quanh chúng ta hằng ngày hằng giờ hằng giây dưới cái nhìn nhân quả, nghĩa là mọi việc xảy ra đều là quả, do đã tạo nhân trong quá khứ. Quá khứ ở đây không chỉ là kiếp trước, mấy chục năm hay mấy năm trước, tháng trước, hôm qua mà còn là mới vừa xảy ra thôi. Ví dụ mình vừa mắng người ta liền bị người ta đánh cho túi bụi thì rõ ràng là nhân quả hiện tại trước mắt.

Người có tri kiến nhân quả luôn dè dặt, kỹ lưỡng, cẩn thận từng suy nghĩ, lời nói và việc làm. Luôn quán xét trước những suy nghĩ, lời nói hay việc làm của mình có làm khổ mình, khổ người hay làm khổ muôn loài vạn vật khác không.



Khi chúng ta hiểu rằng mọi việc xảy ra đều là nhân quả, đời sống của chúng ta là trong vòng nhân quả chi phối, vậy thì chúng ta hãy luôn chuyển hóa nhân quảhiện tại từ khổ đau thành an vui, từ an vui thành nhiều an vui tiếp.

Chuyển hóa nhân quả bằng cách nào? Chỉ duy nhất bằng con đường đạo đức đức hạnh nhân bản nhân quả, dễ dàng thấy nhất là trong ngũ giới và thập thiện mà đức Phật thường dạy cho con người chúng ta năm đức hạnh tiêu chuẩn hạnh phúc, mang đến hạnh phúc cho loài người. Thể hiện thực tế qua từng suy nghĩ thiện, lời nói thiện ôn tồn, nhã nhặn dịu dàng đầy ái ngữ và từng hành động thiện. Nghĩa là những suy nghĩ, lời nói hay hành động không làm khổ mình, khổ người hay làm khổ muôn loài vạn vật khác ( nghĩa là những suy nghĩ, lời nói hay hành động mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, mọi người và muôn loài vạn vật khác)


Do có tri kiến nhân quả, chúng ta luôn nhìn mọi việc xảy ra:
· Dưới con mắt nhân quả
· Chấp nhận tất cả mọi việc đến với mình.
· Chuyển hóa bằng lòng thương yêu và đức hạnh.



Nhân quả là vô thường, do vậy đâu có chuyện gì là thường hằng, nhân quả đến rồi đi, chứ đâu có tồn tại mãi đâu mà chúng ta phải sợ hay dính mắc. Buông xuống ngay là giải thoát.



Vì dụ người ta chửi mắng mình mà mình không giận mắng chửi hay đánh lại là mình đã chuyển hóa nhân quả, đó là mình đã có tri kiến nhân quả. Chính tri kiến này giúp chúng ta giải thoát khỏi lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, bực tức, tức giận hay hận thù. Do vậy tri kiến nhân quả cũng là tri kiến giải thoát.


Cụ thể trong cuộc sống mỗi mỗi sự việc xảy ra đều là nhân quả. Ví dụ như:

  • · Mình tình cờ gặp ai dù thân quen hay lạ mặt cũng là nhân quả.
  • · Có người nhờ giúp đỡ.
  • · Có người gọi điện thoại đến than thở cần tiền làm từ thiện vì đã lỡ hứa nhưng đến nay vẫn chưa có đủ tiền.
  • · Tiền bạc tài sản của cải cho ai đó mượn hay nhở giữ dùm bị người ta lấy mất, bị người ta sử dụng chưa có để trả đúng hẹn.
  • · Ai đó hẹn gặp với mình nhưng đến trễ hay không tới.
  • · Ai đó hứa với mình điều gì nhưng không làm hoặc vì lý do gì đó không làm được.
  • · Có người rất muốn đi tu, nhưng người thân gia đình niếu kéo, không cho đi, hoặc vào chùa rồi mà gia đình người thân cứ đến thăm hoặc tìm đủ mọi cách kéo ra,…
  • · Có người muốn ăn chay thì gia đình cứ có người khuyên ăn mặn lại.
  • · Có người muốn đi tu nhưng vì bổn phận với cha mẹ, vợ chồng con cái nên chưa thể đi được.
  • · Có người bỏ hết tài sản của cải để đi tu rồi nhưng giữa đường lại bị chữ tình quyến rũ lôi vào đời lại.
  • · Có người thích làm nghề này, nghề nọ, từ thiện, đi tu, đi tu theo môn phái này, môn phái khác, tôn giáo này tôn giáo khác,…
  • · Việc mình làm có người ngăn cản hoặc có ý kiến khác.
  • · Việc mình làm có người chê bai, chỉ trích, nói xấu, bôi xấu, nói móc,…
  • · Bị người khác nói những lời nói vô lễ thiếu tôn trọng.
  • · Bị người đánh, chửi mắng, chém giết oan.
  • · Bị bệnh này bệnh nọ, bị chết yểu, bị chết ở dọc đường, trong nhà thương, bị tai nạn chết, bị giết chết, bị hãm hại,…
  • · Bị điên khùng, khờ dại, mất trí, bị bệnh tật từ lúc lọt lòng mẹ,…
  • · Gia cảnh nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc hoặc có gia đình giàu có, bạn bè tốt xấu,…
  • · Làm việc gì đó bị thất bại hay không được như ý.
  • · Bị người khác đối xử tệ, không tôn trọng và thường bị lừa gạt.
  • · Bị mất mát, trộm cắp hay bị cướp.
  • · Có người theo đạo khác khuyến dụ theo đạo của họ.
  • · Người trong gia đình thường hay xích mích, gay gỗ, hay dèm phe nhau.
  • · Làm việc tập thể không đoàn kết.
  • · Luôn gặp người giúp đỡ, quan tâm và lo lắng cho.
  • Thành công trong cuộc sống.
  • Những duyên nhân quả giúp ta trưỡng thành, giải quyết công việc, thành công trong mọi việc qua bài "Nhân Quả Cho Bạn Cái Gì ?".
  • · v.v...



Kể ra thì bao giờ mới hết, mỗi người một hoàn cảnh nhân quả khác nhau. Nhưng quan trọng là lúc nào chúng ta cũng trang bị phòng thủ bằng tri kiến nhân quả để chuyển hóa tất cả nhân quả xấu, đau khổ thành an vui giúp cho tâm không còn lo lắng, buồn phiền và sợ hãi nữa. Đó chính là tri kiến giải thoát, giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm nhiều màu sắc vui tươi và hạnh phúc.

Kính chúc các bạn luôn sống với tri kiến nhân quả, có thêm nhiều niềm vui và hạnh phúc trong từng giây phút hiện tại.

Mời các bạn đọc tiếp bài "Ngồi Thiền Đúng"
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty Sống một mình như con Tê Ngưu

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 9:59 am

Sống một mình như con Tê Ngưu

Kính mời quí vị đọc tác phẩm SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU của đức Trưởng lão Thích Thông Lạc, xuất bản quí IV năm 2010 như dưới đây
http://chonnhu.net/thuvien/sach/ConTeNguuMotSung-BanIn-ChuaXen5mm-20101124.pdf

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Biasog10
Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Biasog11
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như Empty Re: Tại sao tu hoài chưa giải thoát _Tu Viện Chơn Như

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết