Forum thaithuan
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ngồi Thiền đúng_Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Go down

Ngồi Thiền đúng_Trưởng Lão Thích Thông Lạc Empty Ngồi Thiền đúng_Trưởng Lão Thích Thông Lạc

Bài gửi  Admin Fri Feb 24, 2012 10:46 am

NGỒI THIỀN ĐÚNG

NGỒI CHƠI TỰ NHIÊN

Ngồi chơi, ngồi chơi, ngồi chơi, ngồi chơi, ngồi chơi….. và ngồi chơi. Hãy luôn nhắc 4 chữ này "ngồi chơi tự nhiên" mỗi khi ngồi thiền. Xin đừng quên câu này.

Ai ai cũng hiểu được 4 chữ “ngồi chơi tự nhiên”, nói ra là hiểu ngay, nhưng khi bắt đầu ngồi tu tập xả tâm liền lạc ngay, hoặc chú trọng vào ngồi thiền, hoặc ngồi nhắm mắt lim dim, hoặc ngồi chú tâm, gom tâm hoặc nhiếp tâm vào thân, tâm, hơi thở hay đối tượng nào đó, chứ không bao giờ ngồi chơi tự nhiên như người nhàn hạ hoặc như một người bình thường chưa từng biết tu tập gì cả. Ngồi theo những cách ở trên sẽ dẫn cho người tu lạc vào thế giới của ngồi thiền, không phải là ngồi thiền xả tâm của đạo Phật Thích Ca.

Ngồi thiền của đức Phật Thích Ca là ngồi xả tâm. Ngồi xả tâm là ngồi chơi tự nhiên, không có nhiếp tâm vào bất kỳ đề mục, hay thân tâm nào cả. Ngồi chơi tự nhiên là ngồi chơi bình thường như một người chưa biết ngồi thiền.

Ngồi chơi tự nhiên con người rất sáng suốt và ít bị hôn trầm thùy miên.

Tu theo đạo Phật là tu xả tâm, có niệm ác thì đuổi và diệt, có niệm thiện thì làm cho sanh và tăng trưởng là đủ rồi. Còn khi tâm bất động thì kệ nó, cứ tiếp tục ngồi chơi, vừa tỉnh táo, tỉnh giác như một người bình thường mà không bị mờ ảo hay mê tưởng gì cả.

Cái chính của tu theo đạo Phật là khi tu xả tâm phải giống một người bình thường ngồi chơi, chứ không phải ngồi thiền lim dim như con cốc. Người tu theo đạo Phật rất muốn nhập định và các trạng thái hỷ lạc, lân lân,..., chính điều này đã và đang hại bao nhiêu người tu theo đạo Phật và ngồi thiền. Bởi vì người có ý muốn nhập định rất thích ngồi để thân tâm an lạc, chỉ cần thấy có cảm giác này người tu liền bám theo và bị trạng thái đó dẫn dắt vào đường tà mà không hay biết, lâu ngày thành thói quen khó dứt bỏ và tự cho là mình đã tu nhập định.

Ngồi chơi tự nhiên là:

* Ngồi chơi không nhắm mắt, không lim dim, phải mở mắt như một người bình thường, không nhìn chăm chăm vào bất kỳ điểm nào hay vật nào.
* Ngồi ngay thẳng, giữ cổ ngay thẳng, không gật lên gật xuống như gà mổ thóc, không ngữa đầu ra sau và cũng đừng ngồi quá ngay thẳng, ưỡn ngực, chỉ ngay thẳng như một người bình thường không dụng công, dụng cơ gì cả,
* Lưng thẳng không được khòm, khi khòm lưng rất dễ rơi vào trạng thái ngủ hoặc tưởng, khi thấy lưng hơi khòm thì liền nhắc tâm là “thân phải thẳng lưng lên”.
* Hai tay tự nhiên không nhất thiết phải để vào nhau hay chạm vào nhau.
* Không nhất thiết phải ngồi kiết già, bán già, ngồi kiểu nào cũng được, dựa ghế, dựa tường, thẳng chân, co chân,...Vì mục đích của người tu là xả tâm, chứ không phải gò bó thân tâm.

Ngồi sai sẽ dẫn đến các trạng thái tưởng khác nhau xuất hiện.

* Về thân: cơ thể co dựt, chân tay động, nhúc nhích, cơ thể cọ quậy không yên, người xoay qua xoay lại, đầu gật lên gật xuống, hay xoay tròn, xuay trái xoay phải, gân nhúc nhích giựt giựt, thân lắc lắc…Khi thầy hiện tượng thân bất thường thì bỏ ngay không tu tập tư thế đó nữa, đứng lên xả ra.
* Về sắc: mắt có thể thấy những hình ảnh lạ như ánh sáng, Phật, Chúa, ai đó, nhìn gạch dưới đất sẽ thấy các vân gạch tạo thành hình người hay hình thú, …
* Về thinh: tai nghe như có ai nói, tiếng âm thanh từ xa vọng đến, tiếng giảng kinh, tiếng của Phật, Chúa, …
* Về hương: mũi ngữi được mùi thơm đặc biệt,…
* Về vị: lưỡi cảm giác vị ngọt, đắng, chua, cay,…mặc dù không có ăn gì.
* Về pháp: tuệ tưởng xuất hiện, tư duy sâu lời kinh Phật, Chúa rồi tưởng rằng mình đã hiểu lời Phật, Chúa dạy rồi tự cho mình đã chứng đạo.

Khi rơi vào các trạng thái đó thì biết rằng cách ngồi của mình không đúng, ý thức đã chìm, tưởng thức đã hoạt động, do vậy phải ngồi ngay thẳng lên, nhắc trong đầu: “thân phải bình thường”, “các tưởng cút đi” hoặc “thân phải ngồi thẳng lên”, v.v... tùy theo trạng thái xấu nào mà mình gặp liền nhắc tên của chúng để đuổi đi. Hoặc đứng lên đi kinh hành để xả bỏ những trạng thái mê mờ ảo tưởng đó.

Khi hiểu rõ 4 chữ “ngồi chơi tự nhiên” thì sẽ không còn lạc vào các trạng thái tà ma đó, do vậy 4 chữ “ngồi chơi tự nhiên” nghe đơn giản nhưng rất quan trọng cực kỳ.

Ngồi chơi tự nhiên xả tâm nên chọn sống một mình[/url] ở một nơi thanh vắng gọi là sống độc cư. Chỉ có sống độc cư thì mới có thể xả tâm trọn vẹn.

Khi ngồi thiền ai ai lúc đầu cũng thấy trong đầu xuất hiện hằng trăm ngàn niệm khởi lên, kéo người ngồi làm cái gì đó, nhớ cái gì đó trong quá khứ, hoặc ước muốn điều gì đó xảy ra trong tương lai,... Ví dụ như:

* Nhớ hôm trước đi ăn ở nhà hàng Nhật Bản, gặp ai đó.
* Nhớ đến tài sản tiền bạc của cải cần phải làm...
* Nhớ đến người thân, cha mẹ, anh chị em, vợ chồng con cái, bạn bè, người tình cũ,...
* Nhớ đến những việc xô sát cãi cọ, giận nhau trong quá khứ,...
* Nhớ đến những lời nói của ai đó làm mình giận, khó chịu,...
* Nhớ đến những việc thiện đã làm,....
* Nhớ đến những việc làm đã xảy ra trong ngày hay những ngày gần đây,...
* Mong muốn chuyện gì đó trong tương lai xảy ra hoặc hy vọng điều gì đó đến,...
* v.v....

Có rất nhiều tâm niệm, chính những tâm niệm đó sẽ lôi người tu rời khỏi nơi tu hành, phá hạnh độc cư và trở về đời sống thường hằng, nghĩa là đời sống thế gian đầy dục lạc và ác pháp.

Do biết được quá trình sống độc cư là ngồi chơi tự nhiên, quan sát tâm, hiểu rõ chúng, và không để bị chúng lôi kéo ra khỏi chỗ ngồi. Khi thân tâm không chạy theo những tâm niệm dục và ác pháp thì tâm đã từ từ ly dục và ly ác pháp. Những tâm niệm sẽ thưa dần và biến mất. Chỉ còn lại một tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự. Đó chính là mục đích của đạo Phật, là tâm niết bàn.

Khi ngồi xả tâm, mỗi mỗi tâm niệm xuất hiện, chúng ta đều phải "hiểu rõ" chúng. Hiểu rõ chúng có nguồn gốc là tham sân si, hiểu rõ chúng mang đến đau khổ và nguy hiểm, hiểu rõ chúng mang đau khổ đến cho mình, cho người hoặc cho muôn loài vạn vật như thế nào. Ngoài ra còn phải có hiểu biết nhân quả hay còn gọi là "Tri kiến nhân quả"[/url]. Sau khi hiểu rõ chúng ta dùng phương pháp " đuổi những tâm niệm dục và ác đó đi. Cứ như thế mỗi tâm niệm cần phải thông hiểu chúng và dùng phương pháp "tác ý" đuổi đi thì có ngày sẽ nhận ra những tâm niệm đó thưa dần rồi mất hẳn. Đó là sự thành công tuyệt vời trong đại thành công của người tu theo đạo Phật. Một trong những câu Như Lý Tác Ý tuyệt vời nhất là: "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự"

Sau khi hiểu rõ quá trình tổng quát của việc ngồi xả tâm, chúng ta nhận thấy rằng ngồi thiền theo đạo Phật là ngồi thiền xả tâm, có niệm thì đuổi, còn không niệm thì cứ ngồi chơi tự nhiên bình thường tỉnh táo không làm gì cả. Không nên nhiếp tâm, lim dim hay tập trung chú tâm vào bất kỳ đề mục, thân tâm, hay trạng thái nào cả.

Chỉ cần không ngồi tự nhiên là đã đi xa muôn vạn dặm rồi, một cái sai nhỏ này đã dẫn người tu thiền đi lạc vào thiền tưởng, bởi vì người đó đang tưởng mình đang rơi vào trạng thái nào đó, đang nhập định, đang ở trạng thái hỷ lạc của các tầng thiền, v.v... Xin hãy quay lại ngồi chơi tự nhiên xả tâm như một người bình thường thì các bạn sẽ thấy thân tâm sáng suốt, không còn hôn trầm thùy miên buồn ngủ nữa. Ngồi như vậy được 7 ngày 7 đêm thì các bạn đã biết rằng: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm xong. Sau đời này không còn đời nào nữa, đây là đời sống cuối cùng"

Xin mời đọc thêm 5 bài này để biết rõ về cách tu tâm bất động:
Bài 1: Dẫn Tâm Vào Đạo
Bài 2: Thầy Giải Đáp Cho Tu Sinh Về Tâm Bất Động
Bài 3: Kiểm Tra Tri Kiến Tu Tập và Đáp Án
Bài 4: Tâm Bất Động - (Không ngồi nhìn tâm bất động)
Bài 5: Vấn Đạo: Tu tập tâm bất động.


Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 266
Join date : 04/02/2012

https://thaithuan.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết